Ông trùm bất động sản Trịnh Văn Quyết được mệnh danh là “tỷ phú USD Việt Nam”. Ông từng vượt đại gia Phạm Nhật Vượng dành vị trí người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản khủng lồ gần 60.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ít ai biết được, ông đã lặn lội vất vả hơn rất nhiều so với những người cùng trang lứa để chạm tới thành công như bây giờ. Vậy Trịnh Văn Quyết là ai?
Tiểu sử chi tiết về đại gia Trịnh Văn Quyết
Tiểu sử Trịnh Văn Quyết
Nội dung
ToggleTrịnh Văn Quyết là ai?
Trịnh Văn Quyết sinh ngày 27/11/ 1975 trong một gia đình công chức nghèo tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Hiện tại, ông đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ Phần Tập đoàn FLC. Đồng thời, ông là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc hãng hàng không Tre Việt (Bamboo Airways). Ngoài ra ông còn đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Công ty TNHH Luật SMiC. Ông đang sở hữu khối tài sản giá trị 22,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,02 tỷ USD. Tuy nhiên ông lại không được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD như những đại gia khác.
Khởi nghiệp từ khi 14 tuổi
Con đường học vấn và sự nghiệp của Trinh Văn Quyết
Trở thành sinh viên Đại học Luật Hà Nội khi 20 tuổi
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Trịnh Văn Quyết gác lại ước mơ vào đại học của mình. Ông phải vào Sài Gòn học và làm nghề sửa chữa đồ điện tử. Sau 2 năm tích góp được ít tiền, ông mới hiện thực được giấc mơ bước chân vào đại học. Ông đã đỗ vào Đại học Luật Hà Nội và được nhận ngay học bổng. Đến năm 24 tuổi, ông đã hoàn thành 2 chương trình học tại Học viện Hành chính quốc gia và Đại học Luật Hà Nội.
Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975 ở Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc. Ông có bằng Cử nhân Luật (Đại học Luật Hà Nội); Cử nhân Hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia). Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (Đại học Irvine, Mỹ); Chứng chỉ Đào tạo nghề Luật sư (Học viện Tư pháp).
Ông Quyết khởi nghiệp bằng việc mở văn phòng Luật sư SMiC từ số tiền tích cóp thời sinh viên. Sau đó thành lập công ty Tư vấn Đầu tư SMiC chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ doanh nghiệp vào năm 2008.
Hai năm sau, Trịnh Văn Quyết cho sáp nhập các công ty thành viên để thành lập Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC).
Trở thành sinh viên Đại học Luật Hà Nội khi 20 tuổi
Mở văn phòng gia sư riêng khi còn ngồi trên giảng đường đại học
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chàng sinh viên ấy đã bắt đầu khởi nghiệp. Công việc đầu tiên ông làm không phải là kinh doanh mà là làm gia sư. Sau đó, ông lập văn phòng gia sư – một trong những trung tâm gia sư đầu tiên tại Hà Nội với đội ngũ gia sư lên đến cả nghìn sinh viên. Tích góp được ít vốn, ông gia nhập ngành kinh doanh điện thoại di động cũ. Thay vì mở cửa hàng,như bao người khác, ông chọn cách đăng rao vặt trên báo. Hiệu quả đến bất ngờ, Trịnh Văn Quyết bán được rất nhiều sản phẩm và quay vòng vốn nhanh. Ông nhớ lại: “Lượng bán của tôi vượt cả chục cửa hàng lớn ở Hà Nội. Bán một chiếc điện thoại có khi thu lãi cả triệu đồng nên tôi đủ lo cả tiền sinh hoạt, học phí cho mình cũng như nuôi 2 em gái”.
Mở công ty riêng khi vừa ra trường
Sau khi tốt nghiệp, ông mở Công ty tư vấn Luật SMiC – chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ. Ông đã ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp hồi đó của mình. Ví dụ như Honda Vietnam tranh chấp với công ty GMN về khoản 2,2 triệu đô la Mỹ tiền đền bù đất đai ở Hưng Yên, giúp Techcombank thắng kiện một nhóm khách hàng năm 2005… Sau 15 năm hoạt đồng, Công ty Luật SMiC đã trot thành thương hiệu lớn, vươn tầm ra quốc tế. Công ty đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng, bằng khen của Bộ Tư Pháp. Riêng ông là một trong 5 luật sư hàng đầu Việt Nam được vinh danh “Luật sư tiêu biểu”.
Mở công ty riêng khi vừa ra trường
Hành trình trở thành tỷ phú USD
Chính công việc tư vấn luật giúp ông có thêm nhiều mối quan hệ nhiều cơ hội khác. Từ đó, ông tích lũy kinh nghiệm, thủ tục giấy tờ,… về bất động sản. Năm 2008, ông thành lập công ty Trường Phú Fortune với số vốn ban đầu là 18 tỷ đồng. Năm 2009, khởi công FLC Landmark Tower, ông trở thành ngôi sao mới nổi trên thị trường bất động sản. Năm 2010, các lĩnh vực thu về một mối, Trường Phú Fortune chuyển thành tập đoàn FLC. FLC đã cho ra đời hàng loạt các khu nghỉ dưỡng sinh thái. Chẳng hạn như khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn rộng 200 hecta, FLC Quy Nhơn,… Năm 2015, khởi công dự án Twin Tower, đại gia Trịnh Văn Quyết thành “bầu” Quyết của đội bóng đá FLC Thanh Hóa. Sau nhiều dự án thành công, tên tuổi của Trịnh Văn Quyết và FLC vang dội cả nước. Năm 2016, cổ phiếu ROS của FLC Faros lên sàn, ông Quyết soán ngôi giàu nhất sàn chứng khoán với tổng tài sản 33.000 tỷ đồng.
Dự Dự án FLC Sầm Sơn
Năm 2017, thành lập Bamboo Airways – Hàng Không Tre Việt vốn 700 tỷ. Đây là hãng hàng không được rất nhiều người mong đợi với chất lượng dịch vụ chu đáo, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng cất cánh, hãng bay đã lỗ 329 tỷ đồng. Tháng 12/ 2019, Trịnh Văn Quyết bàn giao lại chức CEO Bamboo Airways cho ông Đặng Tất Thắng. Trước đó, ông Thắng cũng từng đảm nhiệm vai trò này từ khi Bamboo Airways thành lập đến tháng 3/2019. Sau gần một năm hoạt động, Bamboo Airways đã khai thác hơn 20 máy bay trên 34 đường bay nội địa và quốc tế. Hãng cũng vừa nhận máy bay thân rộng Boeing 787-9 đầu tiên. Năm 2020, hãng hàng không của tập đoàn FLC đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần nội địa, khai thác 30 máy bay và nâng mạng bay lên 85. Bên cạnh đó, Bamboo Airways cũng đặt mục tiêu IPO, nâng vốn hóa lên 1 tỷ USD trong năm tới.
Airbus a321neo – Một trong những dòng tàu bay được Bambo đưa vào khai thác.
Danh hiệu, khen thưởng cá nhân và doanh nghiệp
- Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC năm 2007.
- Cúp vàng “Doanh nhân Văn hóa” do Trung tâm Văn hoá Doanh nhân Việt Nam trao tặng năm 2009.
- Kỷ niệm chương “Bảo vệ Công lý” do Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội trao tặng năm 2009.
- Cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam” do Liên Bộ trao tặng SMiC năm 2009.
- Cúp vàng “Lãnh đạo xuất sắc” do Liên Bộ trao tặng Tổng Giám Đốc SMiC năm 2009.
- Danh hiệu “Hãng luật tiêu biểu của năm 2009”, “Luật sư tiêu biểu của năm 2009”.
- Bằng khen của Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động hành nghề và góp phần xây dựng Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội vững mạnh 2010.
- Bằng khen của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC đã có thành tích trong công tác bổ trợ tư pháp năm 2010.
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng SMiC đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trao tặng Tổng Giám Đốc SMiC.
- Danh hiệu “Hãng luật tiêu biểu của năm 2012”, “Luật sư tiêu biểu của năm 2012”.
- Top 10 Giải thưởng Sao Đỏ – Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014.
- Tập đoàn FLC hai lần được vinh danh tại giải thưởng Sao Vàng Đất Việt vào các năm 2013 và 2015.
- Danh hiệu “Gương sáng tư pháp năm 2015” trao cho Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC.
Tại sao sở hữu khối tài sản gần 2 tỷ USD nhưng lại không được Forbes công nhận là “Tỷ phú đô la”?
Năm 2017, Theo danh sách tỷ phú USD Forbes công bố, Việt Nam ghi nhận 2 tỷ phú USD thế giới. Đó là ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup – với khối tài sản ròng đạt 2,4 tỷ USD và bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Tổng giám đốc Vietjet Air – với 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo thống kê tài sản trên sàn chứng khoán Việt, người nhiều tiền nhất lại chính là ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC. Giá trị tài sản cổ phiếu của ông vào khoảng 44.000 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Trịnh Văn Quyết vẫn không được Forbes xếp vào danh sách tỷ phú USD thế giới. Janelle Kuah – Giám đốc truyền thông Forbes châu Á – khẳng định: “Hiện nay, Forbes vẫn trong quá trình theo dõi khối tài sản của Trịnh Văn Quyết. Tính tới thời điểm này, ông Quyết vẫn chưa được xuất hiện trong bất kỳ danh sách người giàu nào mà Forbes xếp hạng”.
Dù sở hữu khối tài sản gần 2 tỷ USD nhưng không được Forbes công nhận là “Tỷ phú đô la”
Trên sàn chứng khoán, khối tài sản của ông Quyết vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ cuối tháng 10/2016. Tuy nhiên, khối tài sản khổng lồ này của ông chủ FLC biến động rất thất thường. Bởi hơn 98% khối tài sản này phụ thuộc vào biến động của thị giá cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán. Trong khi đó, lượng giao dịch cổ phiếu ROS trong chu kỳ tăng giá “kỳ lạ”. Khối lượng mua vào cao gấp nhiều lần lượng bán ra gấp 3-4 lần. Riêng ông Quyết và vợ ông đang nắm tới 72,04% lượng cổ phiếu lưu hành của ROS, chưa kể tới các công ty liên quan.
Vợ của Trịnh Văn Quyết – Lê Thị Ngọc Diệp là ai?
Bà Lê Thị Ngọc Diệp, vợ đại gia Trịnh Văn Quyết
Bà Lê Thị Ngọc Diệp là điểm tựa vững trãi của 1 tỷ phú. Nhưng lại vô cùng bí ẩn, hiếm khi xuất hiện trên báo chí. Bà Diệp là cổ đông lớn của CTCP Xây dựng Faros (ROS). Bà sở hữu khối tài sản lên tới hàng trăm tỷ đồng. Vợ ông Trinh Văn Quyết đang sở hữu 20,2 triệu cổ phiếu ROS có giá trị quy đổi lên tới gần 1.200 tỷ đồng. Bà đứng thứ 7 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán. Tuy nhiên, trong thời gian từ 17/12/2018 đến 14/1/2019, bà Lê Thị Ngọc Diệp đã bán hết 26.664.000 cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros theo phương thức thỏa thuận.
Bố của Trịnh Văn Quyết là ai?
Nhiều người đặt câu hỏi: Trịnh Văn Quyết là con ai? Ông Trịnh Hồng Quý chính là bố đẻ của ông Quyết. Ông Trịnh Hồng Quý sinh năm 1946. Ông là thành viên HĐQT của Tập đoàn FLC. Ông là một trong những người có liên quan đến vụ nông dân Vĩnh Thịnh mất đất bởi các dự án của FLC năm 2016.
Trên đây là tiểu sử Trịnh Văn Quyết – người điều hành tập đoàn FLC. Ông là một trong những doanh nhân giàu có nhất Việt Nam. cosplay18.net sẽ thường xuyên cập nhật tin tức trong các bài viết. Các bạn hãy cùng đồng hành với chúng mình nhé!