Logo

Jack of all trades: Cần hiểu đúng “Làm một nghề cho chín hay chín nghề như một”

Jack Or All Trades

Jack of all trades nhằm ám chỉ những người làm nghề nhưng “mỗi thứ biết một ít”. Thế mạnh của những “Jacker” nằm ở sự phổ quát và đa nhiệm trong công việc. Điều này cũng tạo nên một rào cản lớn về độ sâu chuyên môn.

Jack of all trades là ai? Sự khác nhau giữa họ với những người làm việc chuyên môn là gì? Ưu và nhược điểm của một Jacker là sao? Liệu Jack of all trades sẽ là 1 xu hướng định hình nhân sự trong thời gian sắp tới? Liệu những người làm chuyên môn (gọi là Specialist) vẫn sẽ có “đất diễn” chốn công sở? Cùng cosplay18.net
tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

1. Jack of all trades là ai?

1.1 Nguồn gốc xuất xứ

Jack of all trades là tiếng lóng trong giao tiếp. Cụm từ này được trích từ thành ngữ: Jack of all trades, master of none. Dịch ra tiếng Việt có thể hiểu giống như nghĩa câu tục ngữ “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.

Jack of all trades là từ lóng ám chỉ những người đa nhiệm, hoặc những người “tổng quát viên” (Generalist)

1.2 Ứng dụng thế nào trong ngữ cảnh công sở?

Trong ngữ cảnh công sở, Jack of all trades là thuật ngữ nhằm ám chỉ những “tổng quát viên” (Generalist). Tổng quát viên là một người có hiểu biết về nhiều chủ đề. Về cơ bản, việc này giúp giải quyết các vấn đề, câu hỏi và nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp thường chỉ dừng lại ở mức cơ bản. Tuy nhiên, kiến thức của họ không bị phân mảnh. Trái ngược lại, chúng thường liên quan mật thiết đến một lĩnh vực hoặc ngành duy nhất. Ví dụ, một người với chuyên môn content marketing nhưng cũng có thể lên 1 kế hoạch marketing. Điều này giúp cho người chuyên viên content trên có thể trở thành 1 generalist trong lĩnh vực marketing. Lộ trình thăng tiến của họ cũng từ đó mà đa dạng hơn là chỉ viết content và sáng tạo nội dung.

1.3 Vai trò của một jack of all trades

Trong khi Specialist lựa chọn phát triển về “chiều sâu chuyên môn”, một jacker lại chọn phát triển về chiều rộng. Một nhà tổng quát là người hiểu biết về nhiều chủ đề. Họ cũng đồng thời có nhiều sở thích, kỹ năng khác nhau. Thông thường, những người lãnh đạo là những người tổng quát. Nguyên nhân chính nằm ở việc họ phải quản trị công việc của nhiều bộ phận khác nhau.

Có thể ví von những nhà tổng quát viên giống như một người nhạc trưởng. Họ biết vai trò và công năng của từng bộ phận trong “ban nhạc” của mình. Nhiệm vụ của họ là điều phối tất cả để mọi bộ phận vận hành một cách trơn tru nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất.

2. Đã hiểu về jack of all trades, vậy bạn đã hiểu về Specialist?

Thay vì “chín nghề như một”, specialist lại chọn “một nghề cho chín”. Họ vẫn cố gắng tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chính của họ vẫn là làm cho nghề chuyên môn của mình thêm chắc và sâu.

Generalist tập trung vào chiều rộng và chiều ngang trong nhiều lĩnh vực, specialist tập trung vào chiều dài và độ sâu của lĩnh vực họ quan tâm

Chuyên gia (Specialist) là người am tường trong một lĩnh vực nghiên cứu, nghề nghiệp nhất định. Họ có sự hiểu biết trong một thị trường ngách cụ thể. Lộ trình phát triển của Specialist giống như trục tung trên đồ thị. Con đường sự nghiệp của họ thường tỷ lệ thuận với độ chín với nghề và độ trải nghiệm với nghiệp.

3. Ưu và nhược điểm của Jack of all trades và một chuyên gia thực thụ?

Khoan bàn đến việc ai hơn ai trên bàn cân so sánh giữa Jack of all trades và chuyên gia. Trước tiên, chúng ta cần phân tích 1 chút về ưu và nhược điểm tương ứng với năng lực nghề nghiệp của họ.

Generalist nhắm nhiều đích đến trên một mục tiêu. Specialist nhắm 1 đích trên mục tiêu và tập trung “bắn vào đúng nơi” họ muốn

Hãy tìm hiểu về lợi thế và nhược điểm của một Jacker (Generalist) trước nhé:

3.1 Ưu điểm của Jack of all trades – Generalist

  1. Họ cởi mở hơn với những thách thức mới vì họ tự tin vào độ hiểu biết rộng của mình. Họ cảm thấy đủ năng lực để giải quyết các vai trò và trách nhiệm mới.
  2. Đa nhiệm hơn. Việc này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ thường chưa có đủ ngân sách để thuê nhân sự có tính chuyên môn cao. Một generalist sẽ là một sự lựa chọn tối ưu nhất.
  3. Có khả năng quản trị và lãnh đạo đội nhóm tốt hơn. Điều này không đồng nghĩa với việc hạ thấp vai trò lãnh đạo của chuyên gia. Tuy nhiên, một người tổng quát viên sẽ nắm được “bức tranh lớn” tốt hơn. Chính vì điều này, họ có khả năng điều phối giữa các bộ phận tốt hơn.

3.2 Nhược điểm của Jack of all trades – Generalist

  1. Một nhà tổng quát hiếm khi có thời gian để dành cho một chủ đề / lĩnh vực. Điều này có nghĩa là họ hiếm khi trở thành chuyên gia. Họ có thể yêu cầu sự hỗ trợ của chuyên gia về nhiều vấn đề mang tính chuyên sâu.
  2. Là một nhà tổng quát đồng nghĩa với việc bạn phải “đội nhiều loại mũ” khác nhau. Tuy nhiên, không phải chiếc mũ nào cũng vừa vặn. Không phải lĩnh vực nào bạn cũng giỏi. Việc này khiến generalist phải thường xuyên dành nhiều thời gian hơn để hiểu về các lĩnh vực khác nhau. Nếu không khéo léo, điều này về lâu dài có thể dẫn đến quá tải và cuối cùng là kiệt sức.
  3. Ít có độ thành thạo và chiều sâu với 1 lĩnh vực chuyên môn. Điều này thậm chí phổ biến ở những generalist có kiến thức và kinh nghiệm thành thạo lâu năm. Họ thường ít khi đảm đương 1 mình những dự án yêu cầu cao về mặt kỹ thuật.

Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của một specialist.

3.3 Ưu điểm của một chuyên gia

  1. Các chuyên gia có xu hướng kiếm nhiều tiền hơn khi bắt đầu sự nghiệp của họ. Để chuyên môn hóa trong một lĩnh vực đòi hỏi nghiên cứu sâu rộng và kinh nghiệm. Lĩnh vực càng ngách càng cần kiến thức chuyên môn sâu. Chính vì điều này mà các chuyên gia được trả lương cao hơn cho sự thông tuệ của mình.
  2. Các chuyên gia thường cần ít đào tạo hơn, đặc biệt là những chuyên gia lâu năm. Những công việc của họ thường sẽ tạo ra kết quả trong thời gian nhanh chóng hơn. Nguyên nhân vì họ đã có kinh nghiệm thích hợp cho vị trí này.
  3. Nhờ kiến thức sâu rộng, các chuyên gia ít khi bị cạnh tranh trong thị trường việc làm. Một phần, rất ít người dành thời gian và công sức để trở thành một chuyên gia. Một phần, lộ trình thăng tiến về sau thường sẽ “đa dạng hoá” chuyên môn. Điều này khiến nhân sự cũng dần trở thành generalist, gắn liền với việc quản trị nhiều hơn.

3.4 Nhược điểm của một chuyên gia

  1. Các chuyên gia có thể nhanh chóng bị tụt lại phía sau so với thời đại. Trừ khi họ theo kịp mọi sự phát triển trong lĩnh vực của mình. Việc cập nhật thông tin có thể phần nào khó khăn. Nguyên nhân đến từ việc công nghệ, xu hướng xã hội và hành vi của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng.
  2. Một chuyên gia phải hy sinh kỹ năng thời gian dành cho các lĩnh vực khác để tập trung vào lĩnh vực của họ. Điều này giới hạn các vị trí mà các chuyên gia có thể ứng tuyển.
  3. Các nhà tổng quát thường đảm nhận vai trò lãnh đạo. Điều này là do các chuyên gia chỉ có giá trị trong lĩnh vực cụ thể mà họ đã chọn. Sẽ là một thách thức để các chuyên gia có thể thăng tiến ở vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, các chuyên gia có thể thăng tiến theo hướng đào tạo – chuyên gia cấp cao.

4. Nên làm “chín nghề như một” hay làm một nghề cho “chín”?

Đây là một câu hỏi khó có câu trả lời phù hợp cho từng người. Mỗi một nhân sự đều có những thiên phú nhất định. Ngoài ra, môi trường giáo dục và trải nghiệm cuộc sống cũng là những nhân tố đúc kết nên tố chất phù hợp. Ngoài ra, việc lựa chọn 1 trong 2 còn phụ thuộc vào mục tiêu sự nghiệp của người đi làm.

Không ai hơn ai giữa generalist và specialist. Quan trọng bạn muốn gì và bạn biết mình mạnh ở điểm nào để phát huy

Thay vì trả lời câu hỏi này, cosplay18.net sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho mình. Để xác định mình phù hợp với vai trò của 1 Jacker hay 1 specialist, hãy thực hiện 3 bước sau:

4.1. Đánh giá sở trường của mình

Hãy cân nhắc xem bạn muốn thu hẹp chuyên môn vào một thị trường ngách hay đa dạng hoá ở nhiều lĩnh vực.

4.2. Xem xét sự cam kết và cống hiến của mình với nghề

Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có cảm thấy con đường sự nghiệp bạn sẽ là con đường bạn gắn bó lâu dài. Sự chuyên môn về một lĩnh vực nhất định là một cam kết lâu dài. Bạn sẽ gặt hái được quả ngọt nếu đó là thứ bạn thích và cố gắng hết mình.

4.3. Xem xét chiều sâu so với chiều rộng

Khi lựa chọn giữa generalist và specialist, hãy cân nhắc xem bạn có coi trọng chiều sâu hay chiều rộng. Là một chuyên gia, bạn sẽ có thể tìm hiểu sâu về một chủ đề. Ngược lại, vị trí tổng quát viên cho phép bạn nghiên cứu nhiều chủ đề khác nhau.

5. Tạm kết

Dù bạn phát triển chuyên môn hay tổng quát viên, thị trường việc làm luôn có đất diễn cho bạn. Quan trọng chúng ta cần xác định được thế mạnh của bản thân, kết hợp với nhu cầu thị trường. Từ đó, ta mới có cơ sở để biến công việc thành một dạng đam mê, từ đó hết lòng để phát triển.

Cám ơn bạn đọc đã đọc hết bài viết kiến thức chuyên sâu của cosplay18.net

Nếu hay cho 5 sao post

Bài liên quan

Bài viết mới