Logo

Stakeholders là gì? Cách quản lý Stakeholders hợp lý và hiệu quả

Copy Of Stakeholder Crm Compressed

Stakeholder có thể là những người ở bên trong hoặc bên ngoài một tổ chức. Stakeholder nội bộ bao gồm nhân viên, chủ sở hữu, nhà đầu tư,… Họ là những người có ảnh hưởng, có liên quan trực tiếp tới dự án. Stakeholder bên ngoài gồm có công chúng, khách hàng, nhà cung cấp,… Họ là những người không trực tiếp làm việc với công ty nhưng bị ảnh hưởng bởi các hành động và kết quả của dự án. Vậy cụ thể Stakeholder là gì? Cùng cosplay18.net tìm hiểu ngay nhé!

Stakeholder là gì?

 Stakeholder bao gồm những các nhân và tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp.

Theo định nghĩa, stakeholder bao gồm những các nhân và tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp, có ảnh hưởng và quan tâm đến hoạt động, sự thành công của dự án.. Vì vậy, stakeholder còn được gọi là các bên liên quan.

Việc xác định rõ stakeholder bao gồm những ai sẽ giúp đảm bảo thành công của dự án. Thông thường, stakeholder được chia thành hai nhóm: những người trong nội bộ công ty – Internal Stakeholders – và những người bên ngoài – External Stakeholders.

  • Internal Stakeholders bao gồm nhân viên, sếp, ban lãnh đạo, nhà quản lý dự án, nhà đầu tư,… Họ là những người ở trong nội bộ tổ chức. Dự án đang thực hiện sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới họ bởi họ trực tiếp tham gia thực hiện hoặc quản lý.
  • External Stakeholders bao gồm nhà cung cấp, khách hàng, bên thứ 3, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng, chính phủ,… Họ không trực tiếp tham gia dự án, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp tới dự án.

Stakeholder nội bộ muốn dự án thành công để công ty có thể hoạt động tốt về tổng thể. Ngoài ra, họ muốn được đối xử tốt và thăng tiến trong vai trò của mình. Stakeholder bên ngoài cũng muốn hưởng lợi từ dự án nhưng lợi ích họ muốn hưởng không phải lúc nào cũng là tiền.

Ví dụ: cộng đồng cũng là một stakeholder, lợi ích họ muốn từ dự án của bạn có thể là những cơ hội việc làm mới, phát triển bền vững,… Khách hàng muốn tiếp tục nhận được một sản phẩm họ thích. Các nhà cung cấp muốn duy trì mối quan hệ của họ với công ty của bạn và tiếp tục thu lợi lâu dài từ hoạt động kinh doanh của bạn.

Ví dụ về stakeholder

Stakeholder bao gồm rất nhiều cá nhân cả bên trong và ngoài tổ chức.

Bạn đã biết stakeholder nghĩa là gì, nhưng để làm rõ hơn, hãy cùng xem một vài ví dụ về stakeholder để biết cụ thể họ gồm những ai

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là stakeholder đầu tiên và chính của Công ty vì họ đã rót tiền vào dự án và muốn nhận được lợi tức tốt từ khoản đầu tư của họ. Nếu các nhà đầu tư cảm thấy nơi khác có khả năng sinh lợi tốt hơn, họ sẽ rút vốn và khiến dự án gặp khó khăn.

Cổ đông

Cổ đông (shareholder) cũng là stakeholder chính. Họ sở hữu cổ phần của công ty và được công ty chia lợi nhuận dưới hình thức trả cổ tức, do đó, sự thành bại của dự án ảnh hưởng lớn tới họ. Nhưng có nhiều người không biết được sự khác nhau giữa stakeholder và shareholder là gì. Ngoài định nghĩa ở trên, shareholder và stakeholder có những ưu tiên khác nhau.

Shareholder có lợi ích tài chính gắn liền với công ty, nên ưu tiên hàng đầu của họ thường là tăng cường doanh thu tổng thể và giá cổ phiếu. Trong khi đó, stakeholder tập trung vào nhiều thứ hơn là chỉ tài chính.

Shareholder và stakeholder có những ưu tiên khác nhau.

Chủ nợ

Chủ nợ có thể là các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đang cho công ty vay tiền. Các chủ nợ có thể bao gồm các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã mua thương phiếu và chứng khoán nợ của Công ty. Các nhà cung cấp hàng hóa cũng có thể xem là chủ nợ nếu doanh nghiệp mua nợ nguyên vật liệu. Tất cả họ đều là các stakeholder của Công ty vì họ bị ảnh hưởng bởi thành công của dự án.

Nếu dự án thất bại, công ty phá sản, các chủ nợ sẽ gặp khó khăn và tốn thời gian để lấy lại tiền. Dù có quyền đầu tiên sau khi Công ty ngừng hoạt động, nhưng họ luôn phải chịu một khoản chi phí lớn.

Nhân viên

Nhân viên cũng là stakeholder quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp tới thành bại dự án.

Nhân viên của Công ty là stakeholder chính khác của doanh nghiệp. Họ là những người ra quyết định và điều hành hoạt động của Công ty. Họ đầu tư thời gian, kiến thức và kinh nghiệm để điều hành công việc kinh doanh mà họ được trả lương.

Nhân viên bao gồm quản lý cấp cao, quản lý cấp trung và nhân viên mới bắt đầu chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của Công ty. Ngay cả các thực tập sinh và nhân viên bán thời gian cũng là stakeholder quan trọng vì công việc của họ có tác động đến hiệu quả chung của doanh nghiệp.

Khách hàng

Khách hàng là stakeholder quan trọng đối với Công ty. Khách hàng mua sản phẩm của Công ty, từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Vì thế, hiểu được nhu cầu và đáp ứng nguyện vọng của khách hàng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp. Mọi sự thay đổi sở thích và thói quen chi tiêu của khách hàng đều ảnh hưởng đến thành bại của một dự án kinh doanh.

Khách hàng là stakeholder bên ngoài nhưng không kém phần quan trọng.

Công đoàn

Công đoàn là hiệp hội của những người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất. Các công đoàn này về cơ bản được thành lập để bảo đảm quyền lợi của công nhân viên. Trong khi đó, công nhân là những người chủ chốt tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa. Vì vậy, người lao động và hiệp hội của họ, tức công đoàn, cũng là stakeholder chính của Công ty.

Các cơ quan nhà nước

Các cơ quan nhà nước như cục thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan, quản lý thị trường,… đều là stakeholder. Các chính sách và quy định của các đơn vị này ảnh hưởng tới các dự án và hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan này cũng đảm bảo cơ sở hạ tầng, thượng tầng cho doanh nghiệp hoạt động. Do đó, các cơ quan chính phủ cũng là một bên liên quan của Công ty.

Nhà cung cấp

Các nhà cung cấp nguyên liệu thô, cung cấp hàng hóa, máy móc,… để sản xuất thành phẩm. Do đó, họ cũng là một bên liên quan trong hoạt động kinh doanh của công ty vì nếu không có nguyên liệu thô, công ty có thể không sản xuất thành phẩm để bán cho khách hàng.

Cộng đồng

Các doanh nghiệp ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường nói chung. Người dân sống xung quanh các cơ sở sản xuất chính cũng bị ảnh hưởng và do đó họ cũng trở thành stakeholder. Công ty cần có những sáng kiến để không làm tổn hại đến cuộc sống yên bình của cộng đồng và bảo vệ môi trường xung quanh khỏi mọi tác hại của quá trình sản xuất. Cộng đồng cũng thu được lợi ích từ doanh nghiệp như có thêm các cơ hội việc làm và các cơ hội liên quan khác.

Cộng đồng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động doanh nghiệp.

Các cách quản lý stakeholder hiệu quả

Stakeholders rất quan trọng vì họ có thể gây ảnh hưởng tới dự án bằng bằng nhiều cách khác nhau.

Việc xác định được stakeholder là gì, đáp ứng được nhu cầu của họ thông qua các cách quản lý stakeholder sẽ giúp giảm rủi ro và đảm bảo thành công của dự án. Có thể nói, sự hài lòng của Stakeholders cũng là một mục tiêu quan trọng. Quản lý Stakeholders gồm 4 quá trình chính:

Xác định ai là stakeholder

Xác định Stakeholders là quá trình mà nhà quản lý dự án và đội quản lý dự án phải xác định tất cả người hoặc tổ chức chịu ảnh hưởng bởi dự án. Những stakeholders quan trọng có thể gây rủi ro cho dự án trong tương lai. Vì vậy, cần xác định được ai là những người có thể tác động tới thành bại của dự án để giảm thiểu rủi ro.

Stakeholder là gì? Xác định đúng stakeholder gồm những ai giúp quản lý dự án tốt hơn.

Để xác định stakeholder là gì, ai là stakeholder, thường căn cứ vào các điểm sau:

  • Ai tham gia vào sự phát triển của sản phẩm?
  • Ai quản lý sự phát triển của sản phẩm?
  • Ai làm việc với các sản phẩm?
  • Ai là người mua sản phẩm?
  • Ai sở hữu những sản phẩm?
  • Ai chịu ảnh hưởng bởi sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm,…?

Dù dự án lớn hay nhỏ luôn luôn có các stakeholder. Nhiệm vụ của người quản lý dự án là xác định được các bên liên quan này, phân tích nhu cầu của họ và cùng họ thực hiện công việc. Khi các bên liên quan đã được xác định. Bước tiếp theo là phân loại họ, đánh giá mức độ ảnh hưởng của stakeholder và lập ra kết hoặc hợp tác hiệu quả..

Mỗi stakeholder ảnh hưởng đến một giai đoạn khác nhau trong dự án.

Stakeholder được phân tích dựa theo quyền hạn và sự quan tâm của họ với dự án. Các cách quản lý stakeholder này được mô tả bởi Eden và Ackermann năm 1998:

  • Players: Người quan tâm đến dự án, quyền hạn cao.
  • Subjects: Người có quan tâm nhưng quyền hạn thấp
  • Context Setters: Những người có quyền hạn nhưng ít quan tâm đến dự án
  • Crowd: Người ít quan tâm và quyền hạn thấp.

Với cách phân loại này, bạn có thể xác định vào quản lý stakeholder dễ dàng.

Lên kế hoạch cộng tác với stakeholder

Lập kế hoạch càng cụ thể, càng dễ quản lý stakeholder.

Sự tham dự của stakeholder có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành công của dự án. Tuy nhiên bạn cần lên kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, vì mỗi stakeholder sẽ tương tác theo một cách khác nhau ở các giai đoạn khác nhau.

Có 5 cấp độ tham gia nào của stakeholder, bao gồm:

  1. Không nhận thức về dự án và các tác động tiềm ẩn.
  2. Nhận thức về dự án và các tác động tiềm ẩn và kháng cự mọi thay đổi.
  3. Nhận thức về dự án; nhưng không kháng cự cũng như không hỗ trợ.
  4. Nhận thức về dự án và các tác động tiềm ẩn và hỗ trợ dự án.
  5. Nhận thức về dự án và các tác động tiềm ẩn, tích cực tham gia vào việc đảm bảo dự án thành công.

Tùy thuộc vào mức độ quan tâm, ảnh hưởng của họ tới dự án, chúng ta nên lên kế hoạch hợp tác phù hợp. Các cách quản lý stakeholder và thực hiện việc lên kế hoạch công tác thường gặp là:

  • Ma trận Stakeholder engagement assessment matrix: ma trận so sánh mức độ tham gia tương tác hiện tại và mức độ tham gia tương tác mong muốn của các bên liên quan
  • Chuẩn đối sánh Benchmarking: so sánh kết quả phân tích và so sánh với tiêu chuẩn chung.
Thu thập thông tin và so sánh để đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của stakeholder
  • Phương pháp Root cause analysis: xác định nguyên nhân gốc của một vấn đề trong chuỗi nhân quả và có khả năng giải quyết được, giúp khắc phục những sự cố cơ bản, ngăn chặn những sự cố có thể xảy ra bắt nguồn từ nguyên nhân đó.
  • Phân tích giả định và hạn chế để xác định các hoạt động ưu tiên.
  • Xây dựng Mind mapping: tạo bản đồ trực quan về thông tin của stakeholder và mối quan hệ của họ với nhau và với tổ chức. Từ đó đánh giá được mức độ liên quan và cách thức hợp tác hiệu quả nhất.

Quản lý đóng góp, tham dự của Stakeholder

Quản lý sự tham gia của stakeholder là quá trình giao tiếp và làm việc với các bên liên quan để có được sự ủng hộ của họ cũng như giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới dự án. Một trong các cách quản lý stakeholder hiệu quả gồm:

  • Bộ quy tắc ứng xử chung: xây dựng một tiêu chuẩn chung gồm các hành vi cần tuân theo, một quy tắc ứng xử chung các bên liên quan đều đồng thuận và tuân thủ.
  • Xây dựng quy trình giao tiếp chuẩn: Thường xuyên tiếp xúc và nhận phản hồi từ nhận được thông tin và hiểu đúng. Đội quản lý sử dụng thông tin phản hồi để hiểu phản ứng của stakeholder với các hoạt động dự án và quyết định đưa ra.
Thu thập phản hồi thường xuyên giúp cộng tác hiệu quả hơn.

Đồng thời, người quản lý cũng phải quan sát và trao đổi thường xuyên với stakeholder để nắm bắt được nhu cầu của họ. Các công cụ khác cũng khá quan trọng là kỹ năng đàm phán và quản lý xung đột giúp đạt được sự đồng thuận và ủng hộ của stakeholder.

Giám sát hoạt động của Stakeholder

Giám sát sự tham gia của Stakeholder là quá trình giám sát mối quan hệ với stakeholder và điều chỉnh kế hoạch, chiến lược trong suốt dự án.

Để giám sát hiệu quả, nhà quản lý cần so sánh kết quả của hoạt động hiện tại của stakeholder với các hoạt động trong kế hoạch có sẵn. Tiến hành xác định và định lượng các kết quả. Từ đó đưa ra các lựa chọn để đáp ứng yêu cầu dự án, đặt thứ tự ưu tiên và chọn cách xử lý tốt nhất khi có vấn đề phát sinh.

Các cách quản lý stakeholder hiệu quả cho bước này gồm:

  • Ma trận so sánh mức độ tham gia tương tác hiện tại và mức độ tham gia tương tác mong muốn của các bên liên quan như đã nói ở phần trên.
  • Phương pháp phân tích tiền căn hậu quả để xác định lý do cơ bản sự tham gia của các bên liên quan không hiệu quả như dự kiến.
  • Đánh giá các tùy chọn để đáp ứng các phương sai trong kết quả mong muốn của sự tham gia của các bên liên quan.
  • Phương pháp phân tích quyết định và bỏ phiếu
Tổ chức các cuộc họp đánh giá để trao đổi và phân tích thông tin về dự án.
  • Thu thập phản hồi thường xuyên để đảm bảo rằng thông tin cho các bên liên quan được tiếp nhận và hiểu đúng.
  • Bộ kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc nhóm: lắng nghe chủ động, kỹ năng lãnh đạo, mạng lưới, nhận thức văn hóa và chính trị,…

Như vậy, bạn đã biết stakeholder nghĩa là gì, điểm khác biệt giữa stakeholder và shareholder là gì cũng như các cách quản lý stakeholder. Stakeholder bao gồm nhân viên, chủ sở hữu, nhà đầu tư, cổ động, cộng đồng, khách hàng, nhà cung cấp,… Họ là những người bị ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng từ hoạt động của công ty. Do đó, quản lý stakeholder hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thành công của doanh nghiệp.

Đừng quên theo dõi cosplay18.net để cập nhật những kiến thức mới nhất về công việc và thị trường lao động nhé!

Nếu hay cho 5 sao post

Bài liên quan

Bài viết mới