Overthinking là một trạng thái tâm lý mà nhiều người đang gặp phải hiện nay. Những người overthinking thường mắc kẹt trong những suy nghĩ quá mức về bản thân. Liệu bạn có đang bị overthinking? Hội chứng overthinking là gì? Hãy cùng cosplay18.net tìm hiểu xem overthinking nghĩa là gì, làm gì khi overthinking và những giải pháp để vượt qua “căn bệnh” overthinking này mà không cần một liều thuốc nào cả nhé!
Overthinking nghĩa là gì?
Nội dung
ToggleOverthinking có nghĩa là suy nghĩ với tần suất liên tục đối với tất cả mọi chuyện; phóng đại tiểu tiết và dằn vặt tinh thần khi hối hận về những điều đã xảy ra trong quá khứ; lo lắng về những điều chưa xảy ra trong tương lai. Overthinking làm nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, nếu kéo dài, điều này sẽ gây cản trở đến công việc và cuộc sống, đặc biệt là sức khỏe thể chất và tinh thần.
Hội chứng overthinking được chia thành 2 dạng:
- Ruminating – Hồi tưởng về quá khứ, khi sự kiện hay một vấn đề đã diễn ra, có kết quả cụ thể nhưng bạn vẫn bị phân tâm và luôn hướng suy nghĩ đến nó.
- Worrying – Lo lắng cho tương lai, khi một sự kiện hay một vấn đề sắp xảy ra, nhưng bạn lại dành thời gian để nghĩ đến hàng tá tình huống xấu nhất có thể xuất hiện.
Overthinking xuất hiện trong hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, mỗi người sẽ có những hội chứng overthinking khác nhau. Đồng thời, overthinking cũng khác nhau tùy vào những giai đoạn mà mỗi người trải qua trong công việc, cuộc sống hay các mối tương tác xã hội.
Theo nhà tâm lý trị liệu Jessica Foley thì overthinking không phải lúc nào cũng xấu bởi tâm lý lo lắng có thể thúc đẩy bạn hành động và đưa ra những phải pháp giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp thời gian ngắn bởi overthinking có thể chuyển thành một trạng thái tâm lý độc hại nếu kéo dài và diễn ra liên tục. Overthinking sẽ ngăn cản bạn hướng đến mục tiêu đã đặt ra và gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày cũng như tinh thần của bạn.
Người overthinking thường có những biểu hiện gì?
Người bị overthinking thường hay chất vấn bản thân và có xu hướng dành nhiều thời gian để xem xét mọi khía cạnh vấn đề và chú tâm đến tiểu tiết. Chính vì thế, nhiều người overthinking cảm thấy khó khăn khi phải kiểm soát những suy nghĩ của bản thân và luôn lo sợ mình mắc sai lầm.
Một số dấu hiệu của người overthinking như sau:
- Không thể nghĩ đến việc gì khác ngoại trừ vấn đề mà bạn đang gặp phải.
- Không thể thư giãn hay nghỉ ngơi
- Luôn lo lắng, bất an
- Mệt mỏi về tinh thần
- Có nhiều suy nghĩ tiêu cực
- Liên tục suy nghĩ về những trải nghiệm hoặc tình huống nào đó
- Luôn nghĩ đến những viễn cảnh xấu nhất
- Nghi ngờ quyết định của bản thân
- Phóng đại tiểu tiết
Tác hại của overthinking là gì?
Hầu hết chúng ta đều đã có ít nhất một lần bị overthinking tại thời điểm nào đó. Overthinking có thể nhẹ nhàng khi ở giai đoạn đầu, nhưng tình trạng này sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn nếu bạn để bản thân bị kiểm soát với những dòng suy nghĩ tiêu cực thường xuyên. Điều này khiến sức khỏe và tinh thần người overthinking trở nên kiệt quệ, nhiều người còn mắc chứng rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, tự kỷ hoặc các vấn đề tâm lý khác,… Đồng thời nhiều người overthinking dễ sa vào nghiện rượu hay các chất kích thích,…
Tình trạng overthinking kéo dài sẽ khiến vùng vỏ não trước trán phải hoạt động quá nhiều, não bộ dần dần trở nên quá tải và không thể tiếp tục làm việc. Chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực khiến tâm trí không còn minh mẫn, cách giải quyết mọi vấn đề không còn sáng suốt và hiệu quả, đặc biệt là tư duy sáng tạo trở nên trì trệ. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc lẫn chất lượng cuộc sống.
Làm gì khi overthinking? Tiết lộ 5 bước đối mặt với “căn bệnh” overthinking
Nhận ra bản thân đang overthinking và kịp thời ngăn chặn là một điều vô cùng cần thiết.
Bước 1: Nhận ra những suy nghĩ quá mức của bản thân
Thay vì cố gắng suy nghĩ thấu đáo đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề, nhiều người chỉ đơn giản là luẩn quẩn quanh vấn đề và cảm xúc tiêu cực về mình. Suy nghĩ quá mức khiến bạn không kiểm soát được cảm xúc và đặc biệt là không biết cách đối mặt với vấn đề. Hãy đối diện với chính mình, nhận ra những suy nghĩ quá mức để hiểu hơn về tình trạng của bản thân và nhờ đó, bạn có thể đưa ra những phương pháp điều chỉnh phù hợp.
Bước 2: Phân tích nguyên nhân
Hãy thử phân tích những suy nghĩ quá mức của bản thân bị kích hoạt bởi nguyên nhân nào. Việc nhận biết nguyên nhân sâu xa gây nên triệu chứng overthinking sẽ giúp bạn hiểu bản thân mình hơn và có biện pháp tránh xa những tình huống như vậy. Có 3 nguyên nhân chính khiến chúng ta bị overthinking bao gồm:
Thứ nhất: Quá cầu toàn trong cả việc lớn hay việc nhỏ, trong đời sống hay công việc. Thói quen này khiến bạn có xu hướng dành nhiều thời gian để suy tính đến kết quả để kiểm soát và làm tốt mọi việc. Do đó, người overthinking dễ rơi vào tình trạng lo âu, nghĩ ngợi quá nhiều gây mất tinh thần và kiệt quệ cảm xúc.
Thứ hai: Quá chú tâm đến kết quả. Người overthinking thường quan tâm nhiều đến kết quả và mong muốn mọi thứ phải luôn suôn sẻ. Điều này khiến họ suy nghĩ quá mức về mọi mặt của vấn đề để tìm ra hướng đi mang lại kết quả tốt đẹp nhất.
Thứ ba: Quá để tâm vào những chi tiết nhỏ. Điều này khiến mọi người có xu hướng tách vấn đề thành nhiều khía cạnh nhỏ để phân tích. Nếu không biết cách chọn lọc dễ khiến mọi người để tâm trí đi xa và làm quá vấn đề lên.
Bước 3: Thay đổi nhận thức
Hãy học cách diễn giải tình huống theo một chiều hướng khác tích cực hơn để giảm đi những suy nghĩ tiêu cực. Kiểm soát và hướng tâm trí đến những điều tích cực mà bạn mong muốn trải qua.
Bước 4: Đối mặt với suy nghĩ tiêu cực
Nên nhớ rằng những điều tiêu cực mà bạn đang suy nghĩ cũng chỉ là giả thuyết, do đó, hãy đối đầu với những suy nghĩ này và có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề. Đừng nghĩ rằng tương lai lúc nào cũng có lắm rủi ro như những viễn cảnh mà bạn hay suy đoán, hãy cho phép những điều sẽ đến với bạn giống như một món quà mới lạ mà cuộc sống dành cho bạn vậy.
Bước 5: Đánh lạc hướng bản thân
Thay vì để bản thân chìm sâu vào những suy nghĩ rối ren, hãy tham gia vào các hoạt động có tính tương tác cao để hướng sự chú ý của bản thân ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Điều này được cho là cách hay “đánh trống lảng” não bộ bằng cách tập trung tâm trí làm một việc khác hoặc để bản thân nghỉ ngơi.
Bước 6: Phát triển bản thân
Đằng sau overthinking là những nỗi sợ thất bại, sợ mọi người không hài lòng,… Sau khi phân tích nguyên nhân, bạn có thể nhận diện những nỗi sợ của bản thân và hãy trau dồi những kỹ năng cần thiết để tự tin hơn trong mọi vấn đề.
8 thói quen hiệu quả giúp bạn chiến thắng hội chứng overthinking
Tận hưởng cuộc sống bận rộn
Đây được cho là biện pháp khá hữu ích với những ai đang bị overthinking, thay vì những khoảng thời gian trống để tâm trí lang thang, hãy tập làm quen với bận rộn. Tuy nhiên hãy tận hưởng cuộc sống bận rộn bằng cách cân bằng công việc và cuộc sống. Hãy học thêm những điều mới hoặc đọc sách, xem phim,… chẳng hạn.
Trút hết nỗi lòng vào nhật ký
Nhiều người overthinking có thói quen viết nhật ký, không quan tâm đến logic câu chuyện mà chỉ để suy ngẫm lại về một ngày của mình. Nhật ký giúp bạn chuyển hoá những suy nghĩ chưa trọn vẹn và ngăn nắp ra giấy, nhờ đó, bạn có thể thấy được những gì đang hiện hữu trong tâm lý và dọn dẹp ngay nếu đó chỉ là mớ bộn bề.
Chia sẻ, lắng nghe và được lắng nghe
Chia sẻ, lắng nghe và được lắng nghe với những người quan trọng như gia đình, bạn bè, người thân,… sẽ giúp người overthinking mở rộng lòng mình, trút hết cảm xúc và tháo gỡ những nút thắt. Nếu gặp đúng người, bạn sẽ thoải mái kể đúng chuyện và sẵn sàng đón chờ những lời khuyên nhủ, tư vấn.
Học cách công nhận bản thân
Người overthinking luôn tiếc nuối quá khứ và lo lắng thái quá về tương lai. Hãy học cách tin tưởng vào trực giác bản thân và ám thị với nó rằng, quyết định của bạn là chính xác nhất.
Đồng thời học cách thừa nhận những thành công của bản thân cũng là một cách hay để bạn trân trọng và tự hào về bản thân hơn. Hãy biết ơn bản thân và hài lòng với những gì đang xảy ra trong hiện tại. Điều này giúp bạn hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và tập làm quen với hiện tại hơn.
Hoạt động thể thao
Hoạt động thể thao như đi bộ, chạy bộ, bơi, cầu lông,… vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp cho đầu óc minh mẫn hơn. Cách này giúp tâm trí bạn gác lại những chuyện khiến mình rối trí hiệu quả. Bạn nên chơi thể thao đều đặn hằng ngày sẽ mang lại kết quả ngoài mong đợi.
Tập thiền
Dành 10 phút tập thiền mỗi ngày sẽ giúp cân bằng tinh thần hiệu quả đối với những người bị overthinking. Nhờ việc tập trung hít thở và thả lỏng bản thân, tâm trí của bạn trở nên thanh tịnh, não bộ được tạm nghỉ ngơi và hạn chế những suy nghĩ lan man hiệu quả.
Hoà mình vào thiên nhiên
Tận hưởng không khí trong lành bằng cách hoà mình vào môi trường nhiều cây xanh, ít tiếng ồn mà chỉ có âm thanh tự nhiên giúp thư giãn hiệu quả và bớt tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực.
Lưu ý:
Trên đây là những cách tối ưu nhất đối với những ai đang bị overthinking có thể vượt qua tình trạng tồi tệ hiện tại. Nếu tình trạng overthinking kéo dài, sức khỏe thể chất và tinh thần sẽ gặp ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến các trường hợp như đau đầu, mất ngủ, nhức mỏi, bạn nên đến thăm khám ở những cơ sở y tế có chuyên môn để được điều trị kịp thời.
Overthinking là một thói quen tâm lý có thể thay đổi được, hãy thực hiện các cách giảm hội chứng overthinking mà cosplay18.net chia sẻ trên. Đừng quên là thực tế không tệ như những gì bạn nghĩ và nhờ những suy nghĩ tích cực, bạn có thể thay đổi thực tế đang diễn ra. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những chuyên gia nếu thói quen này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn.
Kết luận
Với bài viết này, cosplay18.net hy vọng mọi người sẽ hiểu rõ hơn về overthinking là gì, làm gì khi overthinking và những cách giảm hội chứng overthinking hiệu quả. Nếu bạn đang bị overthinking, hãy học cách đương đầu với tình trạng này và phân biệt rõ ràng suy nghĩ thấu đáo với lo lắng thái quá. Hãy hít thở nhẹ nhàng, quan sát và thành thật với bản thân, đặc biệt là cố gắng huấn luyện bộ não mình ngừng lo lắng về những điều ngoài tầm kiểm soát.