Logo

​Học ngoại thương ra trường làm gì? Cơ hội việc làm hấp dẫn

Xtruong Dao Tao Ban Hang Kas 7 Compressed

Nền kinh tế đang có xu hướng phát triển vượt ngoài phạm vi lãnh thổ, nhu cầu hội nhập, giao thương ngày càng tăng. Điều này góp phần thúc đẩy nguyện vọng theo học và làm việc trong lĩnh vực Ngoại thương. Vậy thực chất học Ngoại thương ra làm gì? Điểm chuẩn Ngoại thương có cao không? Hãy cùng  cosplay18.net tìm hiểu chi tiết về ngành học sáng giá này nhé!

Tổng quan về ngành học Ngoại thương

Ngoại thương là gì?

Ngoại thương là một trong những ngành học sáng giá

Ngoại thương là hoạt động thương mại, buôn bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau. Trong tiếng Anh, hoạt động ngoại thương còn được gọi là “Foreign Trade”.
Nói cách khác, mọi hoạt động kinh tế vượt khỏi phạm vi của một đất nước được gọi là ngoại thương. Các doanh nghiệp trong nước xuất/nhập khẩu hàng hóa với những đơn vị, tổ chức nước ngoài cũng thuộc lĩnh vực này.

Về bản chất, các hoạt động ngoại thương tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như nhập khẩu, xuất khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập, tạm xuất,…, và được thực hiện bên ngoài phạm vi lãnh thổ.

Số lượng sinh viên theo học ngành Ngoại thương ngày càng tăng

Nhìn chung, ngoại thương là mô hình kinh tế mũi nhọn đối với mọi quốc gia. Trên thực tế, không có quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu thiếu các hoạt động ngoại thương. Ngoại thương chính là “cầu nối giữa nhà sản xuất, đơn vị cung cấp với thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu giao thương của các quốc gia.

Theo ngành Ngoại thương được học những gì?

Ngoại thương là ngành học đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ hiện nay. Khi theo đuổi ngành học này, bạn sẽ được cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về kinh tế, tài chính, tiền tệ quốc tế, xuất – nhập khẩu,… Bên cạnh đó, ngành học này còn giúp sinh viên nắm vững kiến thức, kỹ năng liên quan đến hoạt động ngoại thương.

  • Sau khi hoàn thành các khóa đào tạo, sinh viên sẽ tích lũy được nhiều kỹ năng như:
  • Đàm phán, trao đổi các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ quốc tế.
  • Triển khai và thẩm định các hợp đồng kinh doanh.
  • Phân phối hàng hóa xuất và nhập khẩu.
  • Quản lý và giải quyết các rủi ro trong quy trình buôn bán, xuất nhập khẩu.
  • Xem xét, dự báo và đánh giá tình hình kinh tế thị trường trong, ngoài nước.
Sinh viên tích lũy nhiều kiến thức, kỹ năng thực tiễn khi theo học ngành Ngoại thương

Dựa vào kiến thức chuyên môn đã tích lũy trên ghế nhà trường, các bạn trẻ sẽ biết được học ngoại thương ra làm gì . Từ đó, có thể lựa chọn ngành nghề tương ứng với nhu cầu phát triển của bản thân. Hiện tại, có rất nhiều trường Đại học đào tạo ngành Ngoại thương khắp cả nước. Tùy vào trình độ học vấn, khu vực sinh sống, bạn có thể lựa chọn môi trường học tập phù hợp với mình.

Những điều cần lưu ý khi theo đuổi ngành Ngoại thương

Điều kiện khi đăng ký ngành Ngoại thương

Khi theo đuổi ngành ngoại thương, bạn sẽ phải tiếp xúc và làm việc với các doanh nghiệp/ tổ chức/ đơn vị/ đối tác/ khách hàng nước ngoài.

Ngành Ngoại thương mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ

Vì vậy, theo cosplay18.net, điều kiện cần và đủ để đăng ký ngành Ngoại thương là bạn phải nắm vững kiến thức tiếng Anh. Khi có nền tảng và khối lượng kiến thức ngoại ngữ vừa đủ, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức trên giảng đường. Đồng thời, tiếng Anh cũng là yếu tố quan trọng giúp các cử nhân chuyên ngành Ngoại thương phát triển trong tương lai.

Ngoài ra, Ngoại thương còn là ngành phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cá nhân của từng người. Trong khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh việc tiếp thu kiến thức, bạn cũng cần trau dồi thêm các kỹ năng mềm như:

  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng đàm phán.
  • Kỹ năng phản biện.
  • Kỹ năng xử lý tình huống.
  • Kỹ năng ngoại giao.
  • Kỹ năng thương lượng.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều kỹ năng khác mà bạn cần rèn luyện trong suốt quá trình làm việc thực tế. Tốt nhất, bạn hãy luôn giữ tinh thần học hỏi từ đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và cả đối tác. Đồng thời, đón nhận những lời khuyên và phê bình cũng là cách rèn luyện kỹ năng, đúc kết kinh nghiệm rất hiệu quả.

Học ngành Ngoại thương có thể làm việc cho công ty nước ngoài

Điểm danh các trường Đại học đào tạo ngành Ngoại thương

Dưới đây là những trường Đại học đào tạo chuyên ngành Ngoại thương. Mỗi trường sẽ có mức điểm chuẩn Ngoại thương khác nhau.

  • Khu vực Hà Nội:
    • Học viện Ngoại Giao.
    • Đại học Ngoại Thương.
    • Đại học Kinh tế Quốc dân.
    • Học viện Ngân Hàng.
    • Đại học Thương mại.
    • Học viện Ngoại giao.
    • Đại học Giao thông Vận tải.
    • Đại học Công nghiệp Hà Nội.
    • Đại học Thăng Long.Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
  • Khu vực TP.HCM:
    • Đại học Kinh tế.
    • Đại học Kinh tế – Tài chính.
    • Đại học Ngân hàng.
    • Đại học Bách Khoa.
    • Đại học Công Nghiệp TP.HCM.
    • Đại học Văn Lang.
    • Đại học Quốc tế Sài Gòn.
    • Đại học Hồng Bàng.
    • Đại học Hoa Sen.
    • Đại học Giao thông Vận tải.
  • Các tỉnh thành khác:
    • Đại học Cần Thơ.
    • Đại học Thái Nguyên.
    • Đại học An Giang.
    • Đại học Công nghệ Miền Đông.
Các công việc trong ngành Ngoại thương có thu nhập cao

Điểm chuẩn ngành Ngoại thương của top 10 trường Đại học

1. Đại học Kinh tế Quốc dân

Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Kinh tế quốc tế A00; A01; D01; D07 28,05
Kinh doanh quốc tế D07; A00; A01; D01 28,25
Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng D07; A00; A01; D01 28,30
Kinh doanh thương mại D07; A00; A01; D07 27,90
Nguồn: Tại đây

2. Học viện Ngân hàng

Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Kinh tế quốc tế A01; D01; D07; D09 26,75
Luật Kinh tế _ A A00; A01; D01; D07 26,35
Luật Kinh tế _ C C00; D14; D07 27,35
Nguồn: Tại đây

3. Đại học Ngoại thương (Phía Bắc)

Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Kế toán, kinh tế quốc tế A00; A01; D0; D07 24
Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn A01; D01; D06; D07 27,95
Quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, quản trị khách sạn A00 28,30
Ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế A01; D01; D03; D04; D06; D07 28
Ngành Kinh tế, Kinh tế Quốc tế A00 28,5
Nguồn: Tại đây

4. Đại học Ngoại thương (Phía Nam)

Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Kinh doanh Quốc tế A00 28,4
Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Kinh doanh Quốc tế A01; D01; D06; D07 27,90
Nguồn: Tại đây

5. Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng D07; A01; D01 26,33
Nguồn: Tại đây

6. Đại học Bách Khoa TP.HCM

Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng A00; A01 26,8
Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng (CLC) A00; A01 26,25
Nguồn: Tại đây

7. Đại học Ngân hàng

Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Kinh tế Quốc tế A00; A01; D01; D07 26,85
Luật Kinh tế A00; A01; C00; D01 26
Nguồn: Tại đây

8. Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM

Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng A00; A01; D01; C00 24
Kinh doanh quốc tế A00; A01; D01; C00 23
Kinh doanh thương mại A00; A01; D01; C00 21
Tài chính quốc tế A00; A01; D01; C01 20
Nguồn: Tại đây

9. Đại học Công nghiệp TP.HCM

Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Quản trị Kinh doanh bao gồm 3 chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh; Quản trị nguồn nhân lực; Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng A01; C01; D01; D96 25,50
Kinh doanh quốc tế A01; C01; D01; D90 25,50
Luật quốc tế A00; C00; D01; D96 24,25
Kinh doanh quốc tế A01; C01; D01; D96 24
Nguồn: Tại đây

10. Đại học Cần Thơ

Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Kinh doanh quốc tế A00; A01; C02; D01 26,5
Kinh doanh thương mại A00; A01; C02; D01 25,75
Nguồn: Tại đây

Học ngành Ngoại thương nên thi khối nào?

Bên cạnh câu hỏi: “Học Ngoại thương ra làm gì?”, nhiều bạn cũng có thắc mắc: “Thi khối nào để vào học ngành Ngoại thương?”. Trên thực tế, để theo đuổi lĩnh vực này, bạn có thể chọn một trong các tổ hợp sau:

  • Khối A00: Toán, Vật lý và Hóa học. Đây là tổ hợp các môn tự nhiên, rất phù hợp với tiêu chí ngành và những bạn không giỏi ngoại ngữ.
  • Khối A01: Toán, Vật lý và Anh văn. Tổ hợp này phù hợp với các bạn có trình độ ngoại ngữ khá., Đây là một trong những khối tổ hợp rất được ưa chuộng ở thời điểm hiện tại.
  • Khối D01: Toán, Văn và Anh văn. Đây là khối tổ hợp quen thuộc với phần lớn các bạn học sinh, thích hợp với nhiều chuyên ngành khác nhau. Vì nhận được nhiều sự lựa chọn nên tổ hợp này có tỉ lệ chọi khá cao.

Học Ngoại thương ra làm gì? Cơ hội việc làm nào dành cho tân cử nhân Ngoại thương?

Nhiều bạn vẫn thắc mắc: “Học Ngoại thương ra làm gì?”.

Sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành Ngoại thương có thể nộp đơn xin việc vào các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây được xem là lợi thế lớn nhất của những sinh viên ngành Ngoại thương.

Học ngành Ngoại thương đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm

Nhân viên kinh doanh xuất – nhập khẩu

Nhân viên kinh doanh xuất – nhập khẩu hay Import – Export Staff là người có nhiệm vụ theo dõi hồ sơ xuất – nhập, thủ tục hải quan, hoàn tất quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Tùy vào vị trí và quy mô hoạt động của công ty, nhân viên kinh doanh xuất – nhập khẩu sẽ đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau.

Nhìn chung, công việc chính là tìm nhà cung cấp, phân phối trong và ngoài nước, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đàm phán, thương lượng với đối tác, trao đổi hợp tác kinh doanh.

Đồng thời, nhân viên kinh doanh xuất – nhập khẩu còn đóng vai trò xây dựng phương án phù hợp trong quá trình xuất – nhập khẩu hàng hóa. Việc này giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với các đối tác, mở rộng thị trường hoạt động.

Các công việc trong ngành Ngoại thương thường liên quan đến xuất/nhập khẩu

Nhân viên Logistics

Trở thành nhân viên Logistics cũng là lời giải đáp cho câu hỏi: “Học Ngoại thương ra làm gì?”. Logistics vốn là khâu trung gian giúp vận chuyển hàng hóa, sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Quy trình này bao gồm một số hoạt động phổ biến như:

  • Vận chuyển hàng hóa xuất/nhập kho.
  • Quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên/vật liệu.
  • Thực hiện đơn hàng, quản lý hàng tồn kho và hoạch định cung cầu.
  • Tìm kiếm, khai thác nguồn nguyên/vật liệu đầu vào.
  • Xây dựng kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

Trên thực tế, số lượng tuyển dụng vị trí nhân viên Logistics không nhiều, tiêu chuẩn lại khắt khe. Dù vậy, khi đảm nhiệm vị trí này, bạn sẽ hưởng được mức lương khá hấp dẫn, cơ hội thăng tiến cao.

Giỏi ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết khi theo đuổi ngành Ngoại thương

Nhân viên chứng từ xuất – nhập khẩu

Một công việc cũng được rất nhiều tân cử nhân Ngoại thương theo đuổi là nhân viên chứng từ xuất – nhập khẩu (Docs – Cus). Ở vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ chứng từ, văn bản liên quan trong quá trình xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp như giấy báo hàng đến, vận đơn, packing list, hợp đồng, hóa đơn,…

Trong mỗi lĩnh vực tương ứng, nhân viên chứng từ xuất – nhập khẩu sẽ đảm nhiệm các tác vụ nhất định như:

  • Chứng từ khai báo và thủ tục hải quan.
  • Chứng từ hàng không xuất – nhập khẩu.
  • Chứng từ thanh toán quốc tế.
  • Chứng từ cước vận chuyển.
  • Chứng từ hải quan xuất – nhập khẩu.

Nhìn chung, đặc thù của công việc này liên quan đến rất nhiều giấy tờ, thông tin và số liệu. Vì vậy, khi làm việc trong lĩnh vực này, bạn cần đảm bảo sự tập trung, cẩn trọng và chịu được áp lực cao.

Công việc ngành Ngoại thương yêu cầu sự cẩn thận, tập trung

Nhân viên xuất – nhập khẩu thuộc bộ phận mua hàng

Tại bộ phận này, bạn sẽ đảm nhiệm toàn bộ tác vụ thuộc khâu:

  • Quản lý hồ sơ xuất – nhập khẩu của các đối tác cung ứng hàng hóa.
  • Theo dõi tình trạng thanh toán chi phí của từng lô hàng thông quan.
  • Cập nhật tình hình di chuyển hàng hóa trên các hãng tàu.
  • Ghi chú lại thời gian, địa điểm xuất và nhập hàng về kho.

Học ngành Ngoại thương tìm việc ở đâu?

Bạn là sinh viên hoặc tân cử nhân chuyên ngành Ngoại thương? Bạn đang tìm nơi thực tập hoặc công việc lâu dài, ổn định trong lĩnh vực này? Bạn loay hoay không biết học Ngoại thương ra làm gì? Vậy hãy tham khảo ngay cosplay18.net. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một hệ sinh thái việc làm liên quan đến ngành Ngoại thương, giúp bạn chinh phục giấc mơ của mình đến cùng.

Đến với cosplay18.net, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đang phát triển trong ngành xuất – nhập khẩu, đảm bảo mang đến những cơ hội việc làm chất lượng và phù hợp với nhu cầu của bạn.

Học Ngoại thương có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển trong tương lai

Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành Ngoại thương và những thông tin liên quan đến lĩnh vực này. Qua bài viết, cosplay18.net tin rằng bạn đã giải đáp được câu hỏi: “Học Ngoại thương ra làm gì?”. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích đối với các bạn trẻ đã và đang theo học ngành Ngoại thương. Chúc bạn sớm tìm được công việc ưng ý và phù hợp với mình!

Nếu hay cho 5 sao post

Bài liên quan

Bài viết mới