Logo

Vết loét tỳ đè ở người bị liệt – Những điều bạn cần lưu ý

Tại sao bệnh nhân liệt nằm lâu lại bị loét?

Loét do tì đè gây ra bởi sự nén ép mạch máu lên một phần cụ thể của cơ thể trong thời gian liên tục và kéo dài, thường là lên các vùng xương lồi. Vết loét được tạo thành khi xảy ra tình trạng hoại tử thiếu máu (thiếu nguồn cung cấp máu) cho da hay cho mô dưới da. Ở người cao tuổi phải nằm liệt, những vùng như lưng, mông hay gót chân phải chịu lực ép lớn làm máu không lưu thông được gây nên vết loét. Ban đầu đó là vết loét vô khuẩn, sau đó mới tiến triển thành nhiễm khuẩn, ăn sâu và lan rộng ra các vùng xung quanh.

Bệnh nhân bị loét do tỳ đè có thể phải cắt gọt phần da bị hoại tử và dùng nhiều kĩ thuật điều trị tốn kém, nặng hơn bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong nếu không xử lí kịp thời. Không những gây tổn thương về mặt thể chất và tinh thần cho bệnh nhân, loét da do tỳ đè ảnh hưởng đến người thân và xã hội vì rất khó khăn và tốn kém trong điều trị.

Bệnh nhân bị loét do tỳ đè có thể phải cắt gọt phần da bị hoại tử

Bệnh nhân bị loét do tỳ đè có thể phải cắt gọt phần da bị hoại tử

Làm thế nào để nhận biết và phân biệt các cấp độ loét

Vết loét ban đầu được nhận biết bằng những vùng đỏ da hoặc da bị sần. Vùng da này thường mềm và dễ bị bong ra khi có tiếp xúc.

Tại Mỹ năm 1989 Hội đồng tư vấn quốc gia về loét tỳ đè (National Pressure Ulcer Advisory Panel – NPUAP) đã đưa ra phân loại các cấp độ loét dựa trên biểu hiện lâm sàng quan sát tại vết loét như sau:

– Độ I: Vùng da bị tỳ đè nổi lên vết rộp màu hồng (dấu hiệu báo trước của loét tỳ đè).

– Độ II: Tổn thương không hoàn toàn chiều dày của lớp da, bao gồm thượng bì và lớp đáy (loét nông nhìn như vết trầy hay phồng dộp).

– Độ III: Tổn thương hòa toàn bề dày chiều dày của lớp da, tổ chức dưới da đã bị tổn thương nhưng tổn thương mới chỉ khu trú ngoài lớp gân.

– Độ IV: Hoại tử toàn bộ lớp da có khi lan rộng tới cả vùng cơ, xương, khớp…có khi tạo nên nhiều ngóc ngách.

Những vết loét độ I và độ II thường dễ điều trị và khả năng lành cao hơn. Trong khi đối với những vết loét độ III và độ IV, việc điều trị rất khó khăn, mất thời gian mà khả năng lành lại rất ít. Do đó, phát hiện và điều trị sớm vết loét là yêu cầu quan trọng, cần được giáo dục cho bệnh nhân và người nhà một cách đầy đủ.

Làm thế nào để điều trị vết loét do tì đè?

Khi xuất hiện vết loét, bước đầu tiên là phải đánh giá chính xác tình trạng loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Phải đánh giá lại vết loét da thường xuyên, hàng ngày hay ít nhất 1 lần/ tuần. Nếu tình trạng vết loét của bệnh nhân không được cải thiện, liệu pháp điều trị cần thay đổi sớm nhất có thể. Bất kì biến chứng tiềm ẩn nào về sức khỏe của bệnh nhân cần phải được điều trị để hỗ trợ cho quá trình điều trị loét.

Làm sạch vết thương để tránh nhiễm khuẩn là rất quan trọng. Xung quanh vết loét da cần phải giữ sạch. Nếu vết loét bị nhiễm khuẩn, thì nên sử dụng loại kháng sinh thích hợp. Sử dụng lực tác động tối thiểu khi rửa hay làm sạch vết loét. Không nên sử dụng thường xuyên chất sát trùng mạnh nhưng có thể cân nhắc sử dụng khi cần kiểm soát số lượng vi khuẩn (sau khi có đánh giá lâm sàng). Băng dán vết thương nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ và nên sử dụng loại băng chống dính để hạn chế gây tổn thương vết loét khi thay tháo băng.

Những vết loét lớn ngoài việc điều trị bằng thuốc thì có thể phải được đưa đến bệnh viện để thực hiện các can thiệp như cắt gọt phần hoại tử, ghép da…

Quan sát và đánh giá thường xuyên vết thương sẽ kiểm soát được quá trình tiến triển trong điều trị và thay đổi mục đích điều trị khi cần thiết.

Những vết loét do tỳ đè thường rất khó điều trị, khả năng tái phát là rất cao. Do đó, cần có những biện pháp dự phòng hiệu quả để bệnh nhân không bị loét. Khi có những dấu hiệu ban đầu thì cần phát hiện để điều trị sớm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/thuoc-va-thuc-pham/lanh-nhanh-vet-loet-da-cho-nguoi-bi-liet-nam-lau-3112522.html

Nếu hay cho 5 sao post

Bài liên quan

Bài viết mới