Ở nước ta hiên nay bệnh trĩ có tỷ lệ mắc bệnh khá cao từ 30-35% dân số, đứng thứ ba trong các bệnh về đường tiêu hóa trong bệnh hậu môn đại tràng. Hiện nay việc chữa bệnh trĩ đang gặp nhiều khó khăn vì bệnh trĩ có nguy cơ tái phát lại rất cao. Cùng tìm hiểu qua bài viết của chúng tôi để được biết thêm về bệnh trĩ và cách chữa bệnh trĩ bằng đông y hiệu quả dứt điểm bệnh trĩ.
Bệnh trĩ thường được phát sinh do tình trạng sung huyết đám rối tĩnh mạch, các đám rối tĩnh mạch ngày càng phát triển và to phồng lên gây nên trĩ, tùy theo vị trí giải phẫu và mức độ sung huyết của đám rối tĩnh mạch trĩ trong hoặc trĩ ngoài mà phân thành trĩ nội, trĩ ngoại.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
- Nhóm bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, táo bón… khiến cho người bệnh đi ngoài phải rặn nhiều, thời gian đại tiện lâu tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ
- Sự suy yếu tổ chức nâng đỡ tại chỗ: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống co thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu sa giãn hình thành búi trĩ
- Yếu tố cơ học: Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tuyến tiền liệt… Bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ.
- Nguyên nhân khác gây nên bệnh trĩ như: chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều đồ nóng cay những chất có chứa chất kích thích rượu bia và thuốc lá…Do nghề nghiệp, những người phải đứng hoặc ngồi quá lâu, Những công việc phải khuân vác nặng nhọc quá sức. Di truyền từ gen của những người có trong dòng họ. Những nguyên nhân trên cũng thúc đẩy tối đa quá trình gây nên bệnh trĩ vì vây nên phòng tránh trĩ bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và đúng đắn để bệnh trĩ không có cơ hội xuất hiện
Triệu chứng của bệnh nhân mắc trĩ
- Chảy máu: Khi bị bệnh trĩ biểu hiện đầu tiên và sớm xuất hiện nhất là việc đi ngoài ra máu, số lượng máu chảy rất khác nhau. Lúc đầu chảy máu kín đáo, máu dính theo phân, về sau chảy máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia sau mỗi khi rặn đi ngoài. Bệnh diễn biến mạn tính lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng suy nhược thiếu máu.
- Trĩ sa: Trĩ độ II trở lên, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn tạm thời hoặc thường xuyên, đôi khi còn chảy dịch ẩm ướt khó chịu.
- Đau: Trĩ nội bình thường không đau mà có cảm giác tức nặng ở hậu môn, chỉ đau khi có biến chứng: trĩ tắc mạch, trĩ nghẹt, trĩ viêm hoặc trĩ kết hợp với một bệnh khác như nứt kẽ, áp xe, rò hậu môn, viêm ống hậu môn…
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc đông y
Trĩ có nhiều thể tùy thể bệnh với các chứng trạng mà dùng bài thuốc chữa bệnh trĩ khác nhau:
Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, thăng ma, sài hồ và một số thảo dược ở vùng núi Tây Bắc.
Công dụng: Cầm máu, giảm đau, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa; nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.
Ưu điểm của bài thuốc:
– Điều trị triệt để bệnh trĩ (trị bệnh tận gốc), hiệu quả lâu dài.
– Điều trị được tất cả các dạng trĩ (nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng, rò hậu môn).
– Thời gian điều trị bệnh ngắn tùy vào tình trạng của bệnh
– Chi phí thấp
– Bệnh nhân không bị đau đớn
Có thể bạn quan tâm:
>> Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo
>> Tôi chữa khỏi trĩ nội độ 3 nhờ bài thuốc Đông y hiệu nghiệm
PV Anh