Phân biệt bệnh trĩ nội độ 1 2 3 và hướng điều trị là những kiến thức cơ bản mà mỗi người đều cần biết để không lúng túng cũng như có phương án đối phó hiệu quả nhất khi gặp phải. Tìm hiểu về cách nhận biết bệnh trĩ và cách điều trị bệnh trĩ an toàn, hiệu quả hiện nay qua những thông tin trong bài viết sau.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý về đường hậu môn thường gặp phải nhất hiện nay. Người phải ngồi hoặc đứng quá lâu, đối tượng dân văn phòng hay những người bị táo bón lâu năm đều có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ cao nhất. Tuy không gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe nhưng đây là trở ngại lớn cho sinh hoạt, hằng ngày và là yếu tố gây suy giảm chất lượng cuộc sống.
Bệnh trĩ hình thành do sự co giãn tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn quá mức, gây sưng chèn ép và xuất huyết. Chúng được phân loại gồm: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Một trong những loại trĩ thường gặp nhất là trĩ nội và lại được chia thành trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2, trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4 (cấp độ cuối khá nặng).
*Phân biệt trĩ ngoại và trĩ nội, các cấp độ trĩ nội:
– Trĩ ngoại: Xuất phát từ bên dưới đường lược, biểu hiện tại vùng da xung quanh hậu môn và thường gây thuyên tắc trĩ.
– Trĩ nội: Xuất phát ở dưới đường lược và được chia thành 4 cấp độ với những đặc điểm sau:
Phân biệt các cấp bệnh trĩ nội
+ Trĩ nội độ 2: búi trĩ hình thành, xuất hiện mấp mé miệng hậu môn. Sau khi đi ngoài chúng thường sa xuống và tự thụt lên được mà không cần tác động.
+ Trĩ nội độ 3: Búi trĩ hiện diện thường trực hơn khi hoạt động nặng hoặc ngay khi đứng, đi lại nhiều. Lúc này người bệnh vô cùng khó chịu khi phải dùng tay tác động mới đẩy lên được.
+ Trĩ nội độ 4: Biểu hiện khá nặng, búi trĩ sa ra ngoài ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt. Dù thực hiện động tác đẩy nhưng búi trĩ vẫn không thể đẩy vào trong hậu môn, có thể gây biến chứng nguy hiểm và cần can thiệp kịp thời bằng phẫu thuật.
Trĩ nội và cách phân biệt các cấp độ trĩ nội
Hướng điều trị bệnh trĩ
Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ khác nhau tùy theo cấp độ trĩ cũng như loại trĩ. Bởi vậy, việc nhận biết chúng là vô cùng quan trọng. Sau khi đã chẩn đoán mình mắc loại trĩ nào, cấp độ nào sẽ có phương án điều trị phù hợp.
– Đối với bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ, trĩ nội độ 1, 2 sẽ được chỉ định dùng thuốc đặt hậu môn hoặc các loại thuốc uống có công dụng: Kháng viêm, giảm đau rát, cầm máu, hạn chế triệu chứng bệnh trĩ tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, còn giúp đám rối tĩnh mạch trĩ co lại làm tiêu búi trĩ. Ngoài ra, các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá, trầu không, cây thiên lý hay thầu dầu tía,…đều là những cách chữa bệnh trĩ hiệu quả, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh.
Dùng các bài thuốc dân gian chữa trĩ ở cấp độ nhẹ
– Ở cấp độ 3, 4, khi bệnh trĩ đã nặng hơn không thể giải quyết bằng điều trị nội khoa thì phương pháp phẫu thuật là lựa chọn tối ưu nhất. Có thể kết hợp thuốc uống và một số chỉ định khác để bệnh nhanh khỏi và giảm tối đa nguy cơ tái phát.
Nhiều người lầm tưởng rằng, phẫu thuật cắt trĩ xong là khỏi hoàn toàn nhưng đó là nhận định sai lầm bởi nó có thể dễ dàng tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó: có chế độ ăn uống khoa học; nghỉ ngơi, làm việc và sinh hoạt điều độ; uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ,…Là những điều cần thiết có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giảm nguy cơ tái bệnh cũng như phòng ngừa bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả nhất.