Logo

Những điều cần biết về bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là bệnh phổ biến hiện nay. Là bệnh chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất của các bệnh đại tràng hậu môn. Bệnh tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nó có tác động lớn tới tâm lý người bệnh. Bệnh nhân mắc trĩ hầu như có tâm trạng chúng là khó nói ra, không chịu đi chữa trị khi mới chớm bệnh nhất là đối với các chị em phụ nữ. Cứ để mài tới khi bệnh trở nên trầm trọng khi đó mới chịu tới bệnh viện để khám chữa khi đó bệnh sẽ khó chữa hơn giai đoạn đầu. Bệnh trĩ ngoại là chứng giãn búi tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều triệu chứng, biến chứng: viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn,…Bệnh thường dễ phát hiện hơn so với trĩ nội. Các búi trĩ sa xuống bệnh nhân có thể cảm nhận rõ.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TRĨ NGOẠI
Những điều cần biết về trĩ ngoại

  • Thói quen ăn uống không tốt: ăn các thức ăn quá béo , các đồ ăn cay, kích thích cao sẽ dẫn đến trĩ ngoại.
  • Tư thế cơ thể không tốt, quá mệt mỏi: ngồi lâu, đứng lâu, ngồi xổm nhiều, đi nhiều cũng có thể gây nên bệnh trĩ.
  • Thói quen đại tiện không tốt: ngồi xí bệt nhiều, thời gian lâu.
  • Áp lực bụng tăng cao: mang thai, phì đại tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân gây trĩ.
  • Máu lưu thông cục bộ kém gây tụ máu hoặc huyết quản phồng to, đứng thẳng: chịu tác dụng của trọng lực gây nên trĩ, khi đại tiện phải dặn nhiều làm tăng áp lực của bụng cũng gây nên trĩ, các mô dưới cơ niêm mạc trực tràng bị thả lỏng, lực cản xung quanh huyết quản yếu dẫn đến hình thành bệnh trĩ, tĩnh mạch trên trực tràng không có van tĩnh mạch, huyết quản đi qua các cơ xung quanh hậu môn gây trĩ.
  • Các nguyên nhân khác: cao huyết áp, xơ gan, xơ động mạch, viêm mãn tính trực tràng hậu môn… đều có thể gây nên

Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại

  • Bệnh nhân khi bị trĩ sẽ cảm nhận được các búi trĩ dưới hậu môn, các búi trĩ phồng màu đỏ sẫm bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TRĨ NGOẠI
Những điều cần biết về trĩ ngoại
  • Vùng bị trĩ ngoại có thể dễ dàng nhìn thấy được và không thể đưa các búi trĩ vào bên trong hậu môn được. Có thể dùng tay cảm nhận được sự xuất hiện của các búi trĩ.
  • Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và đau. Búi trĩ ngoại bị huyết khối có thể diễn tiến xơ hoá sau 10-14 ngày, tạo thành mẫu da thừa.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại

Phương pháp nội khoa
Dùng thuốc để chữa bệnh trĩ, có 2 loại thuốc thường dùng điều trị bệnh trĩ đó là thuốc uống và thuốc dùng để bôi hoặc đặt trong hậu môn như thuốc mỡ, thuốc viên đạn.
  • Thuốc uống dạng viên nang hoặc viên nén: các loại thuốc này có tác dụng tăng tính thẩm thấu, tăng độ vững bền thành mạch, có tác dụng làm giảm sưng, phù nề, giúp cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ.
  • Thuốc đặt hoặc thuốc bôi: người ta thường dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặt để bôi lên vùng bị tổn thương có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này có hoạt chất giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm song chỉ giảm bớt các triệu chứng chứ không điều trị triệt để nguyên nhân gây ra bệnh. Các loại thuốc đạn đặt vào trong vùng hậu môn nhưng thường là để chữa trị nội hơn.
Khi sử dụng các loại thuốc trên cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bởi ngoài điều trị bệnh trĩ còn phải điều trị các bệnh là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ như táo bón, đường ruột…Vì thế cần tuân thủ để có kết quả điều trị tốt nhất.
Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ
Có nhiều phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ: chích xơ, thắt dây thun, đốt, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo,… Song đối với bệnh trĩ ngoại, chỉ được áp dụng phẫu thuật cắt trĩ. Bởi tại đây, có các cơ quan thụ cảm, gây đau đớn rất nhiều một thời gian dài sau mổ, do đó các phương pháp còn lại không được áp dụng.Sử dụng phương pháp cắt trĩ
  • Cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới
  • Sau khi cắt, hai mép vết thương có thể được khâu đóng hay để hở.
  • Nếu chọn khâu đóng: Khâu đóng hai theo chiều dọc đối với búi trĩ nhỏ. Đối với búi trĩ lớn hay trĩ vòng, khâu đóng theo chiều ngang.
Biện pháp cắt trĩ hiện nay không được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh trĩ trừ khi bệnh đã tới giai đoạn cuối, bị nhiễm trùng và sưng tấy thậm chí lở loét. khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật. điều trị bệnh trĩ không được áp dụng nhiều phương pháp phẫu thuật nguyên nhân là do sau một thời gian bệnh trĩ lại tái phát lại chứ không thể điều trị một cách tận gốc được. Đặc biệt lưu ý phẫu thuật trĩ tuy đơn giản nhưng nếu không cẩn thận đã có trường hợp tử vong vì phẫu thuật ở các cơ sở không đạt tiêu chuẩn. Sử dụng thuốc vẫn là sự lựa chọn đầu tay của các bác sĩ hiện nay. Y học cổ truyền với nhiều bài thuốc cổ phương, ví dụ như Hoè giác tán, Hoè giác hoàn, có tác dụng chữa trị bệnh trĩ hiệu quả.
Nếu hay cho 5 sao post

Bài liên quan

Bài viết mới