Đối với những bạn làm trong lĩnh vực Marketing, chắc hẳn không còn xa lạ với cụm từ “Client”. “Gửi 7749 options, client chọn option 1” hay “Client gửi brief lúc 9h sáng và deadline 6h chiều”,… Đó là những câu đùa vui mà có thể không ít lần bạn đã bắt gặp trên mạng xã hội. Vậy thực chất Client là gì? Các công việc ở Client là gì? Sự khác biệt giữa Client và Agency như thế nào? Hãy cùng cosplay18.net tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!
1. Client là gì?
Nội dung
ToggleClient trong tiếng Anh có nghĩa cơ bản là “khách hàng”, đây là cụm từ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực Marketing. Các công ty Client sẽ sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ có thể kể đến như: Unilever, P&G, Coca-Cola, Uber…). Họ chính là khách hàng của các công ty Agency – những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ marketing, truyền thông, quảng cáo. Để thực hiện các chiến dịch Marketing, Client sẽ thuê các Agency thực hiện dịch vụ Marketing cho mình, thông thường sẽ qua các bản brief, sau đó thỏa thuận thời hạn và giám sát tiến độ công việc.
Những người làm Marketing trong Client sẽ thực hiện các hoạt động truyền thông cho chính công ty họ làm. Tuy nhiên, vào những dịp công ty lên những chiến dịch Marketing lớn, có quy mô rộng, đội ngũ nhân sự nội bộ không đủ để thực hiện hoặc chưa đủ khả năng bao quát công việc, thì lúc này Client sẽ đi thuê dịch vụ Marketing ở các công ty Agency bên ngoài để cùng triển khai các chiến dịch truyền thông đó.
2. Vai trò của Client trong ngành Marketing
Đối với những ai mong muốn theo nghề Marketing thì việc nắm chắc khái niệm Client là gì là điều cực kỳ cần thiết. Bên cạnh đó, hiểu được vai trò của loại hình này đối với các Agency cũng sẽ giúp các bạn có nhận thức đúng đắn về công việc và hoàn thành các nhiệm vụ của mình, mang lại nhiều giá trị tuyệt vời.
Một số vai trò nổi bật của các Client có thể kể đến như:
- Đưa ra thị trường nhiều hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao; nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
- Mang lại thu nhập dồi dào và ổn định cho các Agency khi Client chính là nguồn khách hàng “chủ lực” của các công ty đó.
- Giúp việc phát triển và định vị thương hiệu ngày càng được củng cố và chiếm được lòng tin, ủng hộ tuyệt đối của khách hàng.
- Giúp thị trường hàng hóa trở nên sống động và phong phú; nâng cao nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
3. Tính chất công việc của công ty Client là gì?
Khi làm việc ở các công ty Client, bạn sẽ thường phải phụ trách nhiều nhiệm vụ khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể sẽ phải làm từ khâu phân tích khách hàng tới xây dựng kế hoạch và chiến lược Marketing hay chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất và giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng. Nếu là người thông minh và có kỹ năng kinh doanh giỏi bạn sẽ tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn cũng như có khả năng dự báo được xu thế thị trường dài hạn.
Với áp lực làm việc cao như thế, bạn sẽ tích góp thêm cho bản thân những bài học kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời kỹ năng nghề nghiệp cũng sẽ được nâng cao. Làm việc trong những doanh nghiệp Client này, bạn sẽ luôn là người đưa đến quyết định sau cùng và có tính trách nhiệm cao hơn hết, đặc biệt khi hợp tác hay phối hợp làm việc với các Agency bên ngoài.
4. Những kỹ năng cần có khi làm việc tại Client là gì?
Sau khi hiểu hơn về Client là gì và tính chất của công việc tại Client, bạn có thể thấy để làm việc và thành công ở những công ty Client, cần phải trau dồi kiến thức và có những kỹ năng cần thiết sau:
Có kiến thức chuyên môn
Đây được coi là yếu tố tiên quyết, bởi đó là tiêu chuẩn để bạn được tuyển chọn làm việc tại một doanh nghiệp Client. Hãy lưu ý rằng, trong Client, bạn sẽ được giao khá nhiều nhiệm vụ để làm việc với các bên khác, thế nên đòi hỏi bạn phải có đầy đủ trình độ kỹ năng mới mong giải quyết tốt vấn đề.
Hiểu biết về doanh nghiệp
Ở Client, bạn có nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng tất cả đều phục vụ cho một doanh nghiệp duy nhất, do đó sự hiểu biết sâu rộng về công ty sẽ giúp bạn xác định rõ mục đích để làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài với Client. Ngoài ra, việc hiểu rõ doanh nghiệp cũng sẽ giúp bạn không còn bỡ ngỡ khi tiến hành phối hợp với Agency.
Khả năng lãnh đạo
Làm việc tại Client bạn sẽ phải phải làm việc với các bên Agency. Do đó, kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn có thể điều hướng công việc như mong muốn và đạt hiệu quả hơn.
Kỹ năng giao tiếp
Bạn sẽ phải làm việc với nhiều bộ phận bên trong công ty Client và việc ứng xử khôn khéo sẽ cho phép bạn nhanh chóng phối hợp với tất cả phòng ban dễ dàng hơn. Người có khả năng giao tiếp khéo léo cũng sẽ dễ thuyết phục được cả nhân viên trong công ty lẫn các Agency bên ngoài để phối hợp tốt hơn khi làm việc.
Kỹ năng đàm phán
Khi đàm phán với nhiều bộ phận và đối tác trong Agency bạn sẽ cần có kỹ năng thương lượng tốt mới có thể đạt đến hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp Client. Ngoài ra, người biết cách vận dụng kỹ năng đàm phán không những đem lại hiệu quả hơn mong muốn mà còn giữ được mối quan hệ với chính các đối tác của mình.
Kỹ năng phản biện
Bên cạnh kỹ năng đàm phán, thương lượng thì kỹ năng phản biện của nhân viên tại Client cũng vô cùng cần thiết. Phản biện sẽ giúp các bên hiểu được tính chất công việc của nhau hơn, từ đó không xảy ra các xung đột khi hợp tác.
5. Sự khác biệt giữa Client và Agency là gì?
Trong ngành Marketing, Client và Agency luôn phối hợp với nhau để cho ra những chiến dịch truyền thông rộng lớn và phủ khắp mọi nơi. Nếu như bạn còn mơ hồ về sự khác biệt của Client và Agency thì có thể lưu ý các đặc điểm chính sau đây:
Client | Agency |
Một người phụ trách nhiều công việc | Một công việc được phân phối chi tiết hơn cho nhiều người phụ trách |
Đảm nhiệm phần lý tính: Hiểu rõ sản phẩm, thấu hiểu thị trường và đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả. | Đảm nhiệm phần cảm xúc: Nắm bắt insight khách hàng mục tiêu, thực thi những yêu cầu và chiến lược do Client đưa ra. |
Nhân viên phải bao quát mọi khâu hoạt động trong quá trình thực thi chiến dịch marketing và có kiến thức chuyên sâu về tất cả các quy trình. | Nhân viên chỉ cần tập trung chuyên sâu vào thế mạnh, chuyên môn của mình. |
Tập trung cao độ, tư duy nhạy bén, làm việc độc lập, chịu áp lực công việc cao, yêu thích kinh doanh,… | Khả năng sáng tạo, khả năng thấu hiểu khách hàng, linh hoạt và nhạy bén trong nhiều tình huống, có kiến thức ở nhiều lĩnh vực,… |
6. Những yêu cầu của Client đối với Agency
Vì Client và Agency sẽ thường xuyên hợp tác với nhau, nên cho dù loại hình kinh doanh của Client là gì thì các doanh nghiệp này vẫn mong muốn các Agency có thể đáp ứng các yêu cầu sau:
Sự thấu hiểu
Client mong muốn các Agency có thể hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh của họ, biết rõ công việc hiện tại và mục tiêu của hoạt động marketing lần này là gì. Những khách hàng Client tìm kiếm các Agency có kinh nghiệm chuyên môn và có kiến thức trong lĩnh vực mà Client đang làm để giúp mang đến các giải pháp tốt nhất.
Những con số cụ thể
Client luôn mong muốn Agency của mình đưa ra bảng thống kê chi tiết, bảng báo cáo cụ thể về ngân sách để đo lường chiến dịch đang hoạt động như thế nào. Họ muốn biết tiến độ công việc đang theo hướng tích cực hay đang bị trì trệ, liệu chiến dịch có thành công không.
Sự nhanh nhạy và chuyên nghiệp
Client có thể thay đổi các bản brief (bản tóm tắt nội dung yêu cầu thực hiện) và luôn mong muốn có thêm nhiều sự lựa chọn cho một kế hoạch. Vì thế Agency cần đáp ứng sự linh hoạt, nhiệt tình và chịu khó. Bởi Client chính là khách hàng, yêu cầu của họ rất cao và đòi hỏi tiến độ công việc phải đúng kế hoạch.
Những giải pháp mới lạ
Trong một vài trường hợp, Agency sẽ hiểu rõ và có chuyên môn hơn so với bộ phận Marketing nội bộ, vì vậy mà Client mới tìm đến khi muốn có một dự án truyền thông lớn hơn. Client khi tìm đến Agency, họ mong muốn sẽ được cung cấp những giải pháp tối ưu, sáng tạo và phù hợp với mục tiêu cần hướng đến.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ của Việc Làm 24h về khái niệm Client là gì và những yếu tố khác biệt giữa Client và Agency trong ngành Marketing. Mong rằng thông qua đó, bạn có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân rằng sẽ làm việc tại một Client hay Agency trong tương lai. Chúc bạn luôn thành công.
Đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác tại cosplay18.net nhé!