Bệnh trĩ là một căn bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người bệnh, nhiều người bệnh mặc cảm khi bị bệnh này không muốn chia sẻ nên việc đi chữa thường thì là khi bệnh đã nặng. chữa bệnh trĩ không khó nếu như bệnh nhân được kết hợp các phương pháp ngoại khoa với các phương pháp nội khoa chính xác. Để tìm hiểu về bài thuốc chữa bệnh trĩ , chúng ta cầ có quan niệm đúng về loại bệnh này.
Theo hiện đại bệnh trĩ có thể được hiểu như sau: các búi trĩ tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc được giữ nguyên tại chỗ bởi các sợi chun đàn hồi. lúc đầu các sơi chun này chắc nhưng theo thời gian các tế bào có hiện tượng thoái hóa kéo chúng dãn dần ra cộng thêm tình trạng tăng áp lực nội bụng do nhiều nguyên nhân ( bệnh táo bón, công việc nặng, đứng hoặc ngồi quá lâu….) dẫn tới các đám tĩnh mạch sa dần xuống dưới và ra ngoài lỗ hậu môn, các huyết quan sẽ dãn ra căng phồng lên tạo thành búi trĩ.
Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi cầu đôi khi phân cọ sát vào tĩnh làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Triệu chứng của bệnh trĩ:
1. – Chảy máu:
Là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục. Việc đi cầu ra máu là biểu hiên đầu tiên của bệnh trĩ.
2. – Sa búi trĩ:
Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
3. – Triệu chứng khác:
Ngoài hai triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân gây nên, do ăn uống sinh hoạt, do tính chất công việc, do các bệnh mãn tính trong người và do cả yếu tố gia đình:
– Táo bón và kèm theo biến dạng bên ngoài
– Tiêu chảy và đột ngột đại tiện phân lỏng
– Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
– Béo phì
– Mang vác nặng
– Mang thai và sinh con
Yếu tố gia đình: gia đình dòng họ có nhiều người bị bệnh trĩ.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ
1. Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y:
Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y được chia là 3 nhóm: điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật cắt trĩ.
a. Điều trị nội khoa: các thuốc được sử dụng để điều trị là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt (daflon, proctolog…). Tác dụng chính của các thuốc này là trợ tĩnh mạch, kháng viêm, giảm phù nề, chống nhiễm trùng, giảm đau. Được chỉ định dùng cho các đợt trĩ cấp, không sử dụng lâu dài để chữa trị. Và thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa tận gốc bệnh.
b. Điều trị bằng thủ thuật: như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại…
c. Phẫu thuật cắt trĩ: bao gồm các phương pháp: cắt khoanh niêm mạc, cắt từng búi trĩ, phương pháp Longo, khâu treo trĩ bằng tay, cắt trĩ bằng laser…
Ưu điểm của Tây y: có thể điều trị được mọi dạng và mọi cấp độ trĩ, thời gian bình phục trên dưới 1 tháng.
Nhược điểm của Tây y: là điều trị triệu chứng hay điều trị phần ngọn, chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh nên tỷ lệ tái phát rất cao, chi phí cao, bệnh nhân bị đau, mất máu… Việc điều trị phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn và tay nghề của bác sĩ. Một số biến chứng thường gặp: hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ, nhiễu trùng, apxe hậu môn…
Kinh nghiệm xương máu của Khoa (vì thiếu hiểu biết), Khoa đã phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo, rất đau và tốn kém, may mà chưa bị biến chứng. Nhưng cũng chỉ được 6 tháng thì bị tái phát bệnh trĩ.
2. Điều trị bằng Đông y:
Trước khi Tây y ra đời với các máy móc và trang thiết bị hiện đại thì việc khám chữa bệnh vẫn chủ yếu sử dụng Đông y (dùng các bài thuốc nam, thuốc bắc). Bệnh trĩ có từ hàng ngàn năm trước, việc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y đã được áp dụng từ xa xưa và hiện nay vẫn là phương pháp được ưa chuộng hơn. Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột… hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi… như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ…
Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau… Tuy nhiên nhược điểm là thời gian điều trị thường dài.
Trĩ đang là căn bệnh thường thấy, do đặc thù công việc thời hiện đại. Đã có nhiều công ty sản xuất thuốc chữa bệnh trĩ, nhưng qua khảo sát cho thấy rằng, hầu hết các loại thuốc này chỉ có tác dụng thời gian đầu, còn không thể khỏi dứt bệnh, muốn chữa khỏi dứt ta phải điều trị dứt điểm từ cái căn nguyên gây ra bệnh.
Khoa học kỹ thuật phát triển đã đem lại cho chúng ta nhiều phương pháp điều trị Trĩ mới, song không vì thế những phương thuốc dân gian lại bị thất truyền, chẳng những thế, những bài thuốc dân gian ấy lại được ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả điều trị rất cao, lại tiết kiệm chi phí cho người bệnh và đặc biệt là không hề có tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Bài thuốc đã chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân, kể cả những ai đã điều trị nhiều loại thuốc nhưng chưa khỏi, cả những bệnh nhân đã phẫu thuật rồi bị lại, khi sử dụng bài thuốc một thời gian bệnh đã khỏi hẳn.