Logo

Chế độ dinh dưỡng cho người bị liệt

Các chất dinh dưỡng cần bổ sung

Cũng giống như người bình thường, người cao tuổi bị liệt cũng có nhu cầu dinh dưỡng cân đối giữa các thành phần protein, chất béo và carbonhydrate.

– Các loại thịt, trứng, sữa, đậu,… là nguồn cung cấp các chất đạm cần thiết cho cơ thể. Chất béo vẫn nên bổ sung nhưng với số lượng vừa phải.

– Các loại cá: Là thực phẩm có hàm lượng các loại a-xít béo không bão hoà, tham gia tích cực vào phản ứng sinh hoá trong cơ thể vì chúng chứa cholesterol tốt và làm giảm lượng cholesterol xấu, trong đó bao gồm cả những mảng xơ vữa thành mạch.

– Các loại rau củ quả tươi.

– Trái cây tươi: Chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxi hoá khác.

– Muối: Đây là loại gia vị cần thận trọng, muối vào máu sẽ hấp thụ nước gây tăng huyết áp. Do vậy thức ăn cho người sau đột quỵ không nên dùng muối hoặc với lượng muối rất ít, nhạt hơn với người khoẻ mạnh bình thường.

– Uống nước: Uống đủ nước là một yêu cầu quan trọng với bệnh nhân bị liệt. Trung bình mỗi bệnh nhân cần khoảng 40ml nước/kg cân nặng/ngày.

Đa số người bệnh nằm tại giường có nhu cầu năng lượng thấp hơn người bình thường. Năng lượng cần cho một người cao tuổi nằm liệt trong một ngày trung bình là khoảng 25-30kcal/kg cân nặng.

Các chất dinh dưỡng cần bổ sung

Các chất dinh dưỡng cần bổ sung

Cách cho ăn

Bệnh nhân nằm liệt nên được cho ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần ăn từng ít một để tránh các triệu chứng như trào ngược, khó tiêu.

Thức ăn cho người cao tuổi nên được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh, có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ.

Nhiều bệnh nhân nằm liệt không tự ăn uống được do liệt cơ hầu họng. Những người này nếu cố ăn dễ sặc hoặc gây nôn. Vì vậy, nuôi ăn qua ống xông được bác sĩ khuyên áp dụng sẽ giúp người bệnh nhận đủ lượng thực phẩm cần thiết trong ngày. Khi chăm sóc bệnh nhân phải nuôi ăn qua ống xông cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo dõi chế độ ăn

Khi chăm sóc bệnh nhân liệt cần chú ý theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp:

– Nếu chế độ ăn hợp lý, bệnh nhân sẽ khỏe mạnh, hồng hào, không bị viêm loét, niêm mạc miệng không bị lở loét, cân nặng ở mức lý tưởng, cơ chắc, tóc mượt và không bị rụng.

– Nếu chế độ ăn quá thừa hoặc thiếu dinh dưỡng thì bệnh nhân sẽ béo phì hoặc suy dinh dưỡng, bị viêm loét da hoặc niêm mạc, tiêu chảy hay táo bón, mệt mỏi…

Điều chỉnh chế độ ăn

Điều chỉnh chế độ ăn là quan trọng và cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Trong quá trình theo dõi bệnh nhân chúng ta có thể đưa ra quyết định tăng, giảm hay thay đổi khẩu phần ăn của bệnh nhân cho phù hợp.

Việc chăm sóc người cao tuổi bị liệt là công việc đòi hỏi sự kiên trì và chu đáo, cần có thời gian, thậm chí cho đến tận cuối đời. Ngoài chế độ ăn, chăm sóc bệnh nhân cao tuổi nằm liệt còn cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác nữa như giữ vệ sinh sạch sẽ, thay đổi tư thế thường xuyên, vị trí nằm phù hợp và thoáng đãng.

Yếu tố tinh thần và tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến những bệnh nhân cao tuổi nằm liệt, do đó người thân cần quan tâm và chia sẻ thường xuyên với người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/4-luu-y-trong-cham-soc-benh-nhan-liet-nua-nguoi.html

http://diendan.songkhoe.vn/bac-si-tu-van-nguoi-bi-tai-bien-mach-mau-nao-nen-an-uong-ngu-nghi-the-nao-s2480-841-110239.html

Nếu hay cho 5 sao post

Bài liên quan

Bài viết mới