Logo

Các loại thuốc giãn phế quản cho người lớn thông dụng

Hiện nay, hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang là hai bệnh về đường hô hấp có số người mắc tăng cao. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong việc đầu tư trang thiết bị và đội ngũ y tế trong việc phòng chống các bệnh về đường hô hấp. Thêm vào đó, phần lớn người bệnh lại chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh nên chủ yếu họ chọn thuốc để điều trị hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng các loại thuốc giãn phế quản của người bệnh từ đó cũng tăng lên đáng kể.

Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh giãn phế quản ở Việt Nam chiếm 4,1% dân số cả nước và tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người trên 40 tuổi là 4,2%. Tuy nhiên, có đến 62,3% các bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc đã lạm dụng thuốc giãn phế quản làm tăng cao nguy cơ tử vong. Vì vậy bạn cũng nên hiểu rõ về các loại thuốc điều trị giãn phế quản để có cách dùng hợp lý.

Giãn phế quản tiếng anh là gì?

Nội dung

Giãn phế quản (tiếng Anh là Bronchiectasis) là tình trạng giãn không hồi phục một phần của cây phế quản. Có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường, hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường\

Bệnh giãn phế quản là một tình trạng ở phổi gây ho và có đờm. Đường hô hấp bị nhiễm trùng tái đi tái lại. Các triệu chứng này là do giãn nở bất thường (nở rộng) các đường thở của phổi (phế quản). Trong một số trường hợp chỉ có một đường thở bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp khác, nhiều đường dẫn khí bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp rất nặng, sự giãn nở đường thở xảy ra ở khắp cả hai phổi.

Giãn phế quản: Chớ bỏ qua các dấu hiệu ho khạc đờm kéo dài

Đối tượng nguy cơ bệnh Giãn phế quản

Những người có tiền sử có những tổn thương phổi hoặc có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng phổi cũng có nguy cơ cao bị giãn phế quản.

Giãn phế quản có thể gặp ở mọi độ tuổi. Ở trẻ em, tình trạng này xảy ra ở nam nhiều hơn nữ. Tuy nhiên một cách tổng quát, 2/3 số người mắc bệnh giãn phế quản là nữ giới.

Nguyên nhân gây ra giãn phế quản là gì ?

GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến phế quản của người bệnh bị giãn, trong đó:

Giãn phế quản do tắc phế quản:

  • Tắc phế quản do dị vật: Khi dị vật vào phế quản làm tắc phế quản, dẫn đến phế quản dưới chỗ tắc bị giãn do quá trình viêm nhiễm gây hủy hoại thành phế quản. Thường xuất hiện từ 6-8 tuần sau khi có dị vật.
  • Tắc phế quản do u trong lòng phế quản: Tiến triển nhanh hay chậm tùy theo tiến triển của khối u và mức độ bội nhiễm.
  • Tắc phế quản do sẹo cũ của các chấn thương, viêm nhiễm.
  • Giãn phế quản do viêm, hoại tử thành phế quản: Sau khi nhiễm khuẩn phổi như lao, viêm phổi do vi khuẩn, virus sởi, ho gà,…
  • Giãn phế quản do dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản: Hội chứng Kartagener, hội chứng Williams – Campbell,…

Triệu chứng bệnh giãn phế quản

Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu, bệnh thường bắt đầu từ những tổn thương phế quản khi còn nhỏ, nhưng chỉ đến khi tình trạng nhiễm trùng phổi tái đi tái lại nhiều lần mới xuất hiện các biểu hiện và triệu chứng bệnh rõ rệt. Các triệu chứng này sẽ phát triển nhanh và trở nên tồi tệ theo thời gian, thậm chí trở thành mãn tính. Do đó, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh để có hướng điều trị kịp thời.

  • Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất là ho, ho khạc đờm kéo dài trong nhiều năm.
  • Đờm mủ có màu xanh hoặc màu vàng, một số trường hợp đờm có lẫn máu;
  • Khạc đờm thường tăng lên khi có bội nhiễm;
  • Có một số trường hợp ho khan hoặc không ho (Giãn phế quản thể khô ở các thùy trên);
  • Một số trường hợp có dấu hiệu của viêm đa xoang làm hướng tới hội chứng xoang phế quản.

Giãn phế quản ho ra máu

Ho ra máu cũng là một trong những triệu chứng của bệnh giãn phế quản.

  • Có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh;
  • Ho ra máu tái phát nhiều lần, có thể kéo dài nhiều năm;
  • Mức độ ho ra máu có thể ít hoặc nhiều từ ho máu nhẹ, trung bình, ho máu nặng, ho máu rất nặng và/hoặc gây suy hô hấp cấp.

Giãn phế quản: Cẩm nang thông tin về bệnh chuẩn y khoa

Khó thở, có tiếng thở rít

Thường xuất hiện muộn, là biểu hiện của suy hô hấp do tổn thương lan tỏa hai phổi, có thể có tím.

Sốt

Khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới, sốt thường kèm theo khạc đờm tăng và/hoặc thay đổi màu sắc của đờm

Đau ngực hay tức ngực

Đây là dấu hiệu của nhiễm khuẩn phổi ở vùng gần màng phổi hoặc túi phế quản giãn căng.

Các triệu chứng này thường phát triển trong nhiều năm và trở nên nặng hơn theo thời gian hoặc khi bị nhiễm trùng hô hấp.

Giãn phế quản có nguy hiểm không?

Các triệu chứng có thể nặng lên theo thời gian. Người bệnh có thể ho ra máu hoặc đờm lẫn máu, cơ thể mệt mỏi. Trẻ em có thể giảm cân hoặc chậm lớn.

Giãn Phế Quản: Nguy Hiểm Không? Có Chữa Được Không?

  1. Giãn phế quản nặng có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng, như suy hô hấp, xẹp phổi, suy tim
  2. Suy hô hấp là tình trạng phổi không cung cấp đủ oxy cho hệ tuần hoàn. Suy hô hấp dẫn đến tình trạng thở gấp, thở ngắn, khó thở, tím tái da, môi, buồn ngủ, ảo giác.
  3. Xẹp phổi là tình trạng một hoặc nhiều phần của phổi bị xẹp và không hoạt động bình thường. Kết quả là bệnh nhân thở gấp, nhịp tim nhịp thở tăng nhanh, da và môi tím tái.
  4. Giãn phế quản xảy ra ở nhiều khu vực của phổi sẽ gây ra suy tim.

Giãn phế quản sống được bao lâu?

Bệnh giãn phế quản khá phổ biến ở những người từ 75 tuổi trở lên, nhưng nó cũng có thể xảy ra với những người trẻ tuổi. Người bị giãn phế quản sống được bao lâu thường phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt cấp, khả năng đáp ứng với điều trị.

Hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh giãn phế quản có tuổi thọ bình thường nếu được chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp. Một số người bị giãn phế quản phát triển các triệu chứng ngay từ khi còn nhỏ và có thể sống chung với bệnh giãn phế quản trong nhiều năm.

Các yếu tố có thể khiến tuổi thọ của người bệnh giảm đi bao gồm:

Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến của bệnh giãn phế quản bao gồm:

  • Ho có đờm dai dẳng
  • Ho ra máu
  • Đau hoặc tức ngực vì khó thở
  • Khó thở, thở khò khè hoặc có tiếng gió khi thở
  • Hụt hơi
  • Sụt cân
  • Móng tay tím tái, ngón tay dùi trống.

Người bị giãn phế quản sống được bao lâu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện rất khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Một số người chỉ có một vài dấu hiệu nhẹ và không xuất hiện thường xuyên, trong khi những người khác có biểu hiện bệnh hàng ngày. Triệu chứng tồi tệ hơn cũng có thể là dấu hiệu bị thêm viêm phổi.

Mức độ triệu chứng xuất hiện càng thường xuyên và nghiêm trọng thì hầu như tình trạng giãn phế quản càng nặng và tiên lượng sống sẽ thấp hơn. Người có các triệu chứng rất nghiêm trọng, phổi có thể ngưng hoạt động bình thường và khiến người bệnh tử vong.

Người bị giãn phế quản sống được bao lâu tùy thuộc vào tần suất các đợt viêm phổi

Khi bị giãn phế quản, bệnh nhân có thể bị viêm phổi nhiều lần. Sau mỗi đợt viêm phổi, các phế quản sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Các đợt nhiễm trùng phổi bùng phát thường xuất hiện với những triệu chứng sau đây:

  • Mệt mỏi
  • Sốt, ớn lạnh
  • Khó thở hơn bình thường
  • Đau ngực
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Ho ra nhiều đờm, đờm có máu hoặc màu vàng hay màu xanh lá cây
  • Chán ăn.

Bệnh nhân giãn phế quản mắc viêm phổi bệnh thường nặng hơn và tiên lượng xấu hơn. Số lần mắc viêm phổi càng tăng, nguy cơ tử vong càng cao.

Các biện pháp điều trị bệnh Giãn phế quản

Với bệnh giãn phế quản, hiện chưa có biện pháp điều trị triệt để, việc điều trị hiện tại chỉ nhằm mục tiêu giảm tiến triển và triệu chứng bệnh, bao gồm:

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp cấp
  • Điều trị các triệu chứng liên quan
  • Nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân
  • Phòng ngừa tiến triển và các các biến chứng của bệnh

Giãn phế quản thường được điều trị bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu. Bác sĩ có thể xem xét phương pháp phẫu thuật nếu giãn phế quản khu trú ở một khu vực hoặc bệnh nhân bị chảy máu nhiều. Nếu giãn phế quản lan tỏa và gây ra suy hô hấp, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp thở oxy.

Máy khí dung và thuốc làm loãng chất nhầy

Các loại thuốc này thường được cho qua máy phun khí dung, nơi nó được trộn với dung dịch muối ưu trương biến thành một màn sương và được hít sâu vào phổi. Các thuốc được truyền qua máy khí dung giúp hòa tan chất nhầy trong phế quản do đó nó có thể giúp bạn ho ra dễ dàng hơn;

Các thiết bị này có khả năng làm sạch chất nhầy. Một số các thiết bị này giúp bệnh nhân thở ra vào một thiết bị cầm tay tạo không khí để rung trong phế quản giúp phá vỡ các chất nhầy. Các thiết bị khác có thể mang trên người và lắc ngực để giúp làm lỏng chất nhầy. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về việc các thiết bị này có phù hợp với mình không;
Liệu pháp oxy;

Vật lý trị liệu

Liệu pháp thông đờm: giúp làm loãng đờm trong phổi để bệnh nhân có thể khạc ra, làm sạch đường thở. Có thể được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc các thành viên gia đình đã được hướng dẫn. Liệu pháp này bao gồm các động tác vỗ vào ngực, lưng bằng tay hoặc máy. Hoặc các bài tập phục hồi chức năng hô hấp

Các biện pháp điều trị khác: dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ có thể sử dụng một số biện pháp điều trị khác.

Phẫu thuật giãn phế quản

Nếu các biện pháp khác không có hiệu quả và tình trạng giãn phế quản khu trú tại một khu vực nhất định. Trong các trường hợp giãn phế quản nghiêm trọng bác sĩ có thể cân nhắc ghép phổi để thay thế phần phổi bị bệnh.

Chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách

Các thói quen sinh hoạt sau người bệnh cần lưu ý:

  • Vệ sinh răng miệng và cơ thể sạch sẽ
  • Giữ ấm cơ thể
  • Bệnh nhân giãn phế quản thường gặp khó khăn về hô hấp, nhất là khi ngủ nên tư thế ngủ phù hợp là: nằm ngửa, gối đầu cao, đảm bảo hỗ hấp dễ dàng.
  • Bệnh nhân giãn phế quản nếu ho nhiều nên nằm gối đầu cao, nghiêng về một bên, làm ẩm không khí và uống nhiều nước ấm. Khi đó, đờm sẽ dễ long và bệnh nhân có thể khạc ra ngoài, không cản trở đường thở.
  • Hạn chế yếu tố kích thích ảnh hưởng như :Thời tiết chuyển mùa, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, khói công nghiệp,…

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bệnh nhân giãn phế quản cải thiện tình trạng bệnh, ngược lại nếu dinh dưỡng kém, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số lời khuyên ăn uống từ chuyên gia: Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, thanh đạm.

  • Các thực phẩm chính: gạo, đậu Hà Lan, bột mì, kiều mạch,…
  • Thực phẩm giàu Protein: sữa đậu nành, đậu phụ, sữa bò, trứng gà,…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất như bắp cải, dưa hấu, bầu, bí, táo, quýt, đào, hồng, mía, ngó sen, mướp,…
  • Thực phẩm bổ trợ cầm máu, giảm ho, nhuận phổi như gó sen có tác dụng rất tốt với bệnh nhân giãn phế quản có triệu chứng khạc ra máu, ngoài ra hạch đào nhân, hạt bí đao,… có tác dụng giảm ho, nhuận phổi, có thể dùng hàng ngày.

Kiêng rượu và hạn chế thực phẩm cay, kích thích, các món chiên rán và thực phẩm lạnh.

Tìm hiểu các loại thuốc giãn phế quản

Không có cách chữa nào cho giãn phế quản. Tuy nhiên, nếu bạn có phương pháp điều trị kịp thời, điều này có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Mục tiêu chính của điều trị là kiểm soát bệnh nhiễm trùng và các chất tiết phế quản.

Tác dụng của các thuốc giãn phế quản

Các thuốc giãn phế quản có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, từ đó tăng khẩu kính đường thở, giúp không khí dễ dàng đi qua đường thở để tới các phế nang làm nhiệm vụ trao đổi khí oxy và nhận lại khí cacbonic. Các thuốc giãn phế quản có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Các kiểu tác dụng của thuốc giãn phế quản bao gồm :

Thuốc có tác dụng ngắn hạn

Các chuyên gia y tế thường gọi thuốc làm giãn phế quản có tác dụng ngắn hạn là thuốc hít. Chúng có khả năng điều trị những triệu chứng xảy ra đột ngột như khó thở, thở khò khè, tức ngực.

Thuốc hít hoạt động nhanh chóng trong vài phút. Dù vậy, tác dụng của chúng chỉ kéo dài trong khoảng 4-5 giờ. Các loại thuốc làm giãn phế quản có tác dụng ngắn hạn bao gồm:

  1. Albuterol ((ProAir HFA, Ventolin HFA, Proventil HFA)
  2. Levalbuterol (Xopenex HFA)
  3. Pirbuterol (Maxair)

Học viện Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ cho biết, nếu bạn sử dụng thuốc hít hằng ngày, bạn sẽ không thể tự kiểm soát các triệu chứng của mình. Vì thế, bạn có nguy cơ phải phụ thuộc vào nó hoặc có thể phải dùng thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài.

Thuốc có tác dụng dài hạn

Thuốc giãn phế quản có tác dụng dài hạn không hoạt động nhanh chóng như thuốc có tác dụng ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng không thể điều trị các triệu chứng cấp tính.

Hiệu ứng của thuốc thường kéo dài trong khoảng 12-24 giờ. Bệnh nhân giãn phế quản phải sử dụng hằng ngày để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Các loại thuốc giãn phế quản có tác dụng dài hạn thường gặp bao gồm:

  1. Salmeterol
  2. Formoterol
  3. Aclidinium
  4. Tiotropium
  5. Umeclidinium

Tác dụng phụ của thuốc giãn phế quản

Cũng như hầu hết các loại thuốc khác, thuốc làm giãn phế quản có thể mang đến những tác dụng phụ nhất định.

Mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ đôi khi phụ thuộc vào liều dùng. Liều dùng càng cao thì càng có khả năng xảy ra những tác dụng không mong muốn. Song, ở nhiều trường hợp, thuốc giãn phế quản cũng có tác dụng phụ với liều thấp.

Những kiểu tác dụng phụ cũng có thể khác nhau. Tùy thuộc vào việc thuốc giãn phế quản là thuốc chủ vận beta 2 hay thuốc kháng cholinergic. Những tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Tim đập nhanh
  • Run rẩy
  • Hồi hộp
  • Ho
  • Khô miệng
  • Buồn nôn
  • Đau đầu

Trong những trường hợp hiếm hoi, thuốc làm giãn phế quản cũng có thể gây tác dụng ngược lại, làm đường thở của bệnh nhân co thắt nặng hơn. Phản ứng dị ứng thuốc cũng có khả năng xảy ra trong những trường hợp này.

Các nhóm thuốc giãn phế quản

Hiện nay, có 3 nhóm thuốc được dùng gồm:

  1. Nhóm đồng vận beta-2 (tác dụng ngắn và tác dụng dài)
  2. Nhóm kháng cholinergic (tác dụng ngắn)
  3. Nhóm theophylline (tác dụng dài)

Thuốc giãn phế quản nhóm xanthin

Thuốc chủ vận beta 2 có vai trò kích thích beta-adrenoceptors trong đường thở. Lớp thuốc làm giãn phế quản này giúp các cơ trơn xung quanh đường thở được thư giãn. Từ đó cải thiện luồng không khí ra vào phổi để hết khó thở.

Thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic

Thuốc kháng cholinergic có khả năng ngăn chặn hoạt động của acetylcholine. Acetylcholine là hóa chất (chất dẫn truyền thần kinh) ở hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.

Hóa chất này cũng có thể làm các ống phế quản bị thắt chặt. Trong trường hợp này, thuốc kháng cholinergic sẽ làm ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine để khiến đường thở của bệnh nhận được thư giãn.

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài kháng cholinergic

Các bác sĩ vẫn chưa biết được cách thức hoạt động chính xác của chất dẫn xuất xanthine khi đưa vào cơ thể. Song nó cũng có khả năng làm thông thoáng đường thở của người mắc bệnh. Thuốc dẫn xuất xanthine thường gặp là theophylline.

Theophylline được bào chế dưới dạng bột, viên nang hoặc dạng lỏng. Theo Medical News Today, các bác sĩ hiếm khi kê toa theophylline cho bệnh nhân vì nhiều người gặp phải tác dụng phụ đáng kể khi sử dụng.

Các dạng thuốc giãn phế quản cho người lớn

Thuốc giãn phế quản làm giãn các cơ ở đường thở và làm bệnh nhân dễ thở hơn. Đa số các thuốc giãn phế quản ở dạng thuốc hít hoặc sương mịn để khí dung. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giãn phế quản trước khi thực hiện vật lý trị liệu.

Thuốc giãn phế quản dạng xịt hít

Thuốc giãn phế quản dạng xịt thường được sử dụng trong hen để làm giãn đường hô hấp. Nhất là trong trường hợp khò khè và khó thở nhiều (đợt cấp của giãn phế quản). Có nhiều loại thuốc giãn phế quản dạng hít – ví dụ: salbutamol (ventolin®), tiotropium (spiriva®), ipratropium + fenoterol (berodual®,combivent®); Những thuốc này sử dụng cho bệnh nhân giúp cải thiện triệu chứng. Nếu tình trạng không cải thiện, nên dừng lại. Steroid đơn thuần dạng hít không còn được khuyến cáo cho giãn phế quản trừ khi có yếu tố hen kèm theo.

Corticoid xịt: nếu bệnh nhân mắc kèm hen hoặc có cơn khò khè, bác sĩ có thể kể đơn corticoid xịt để làm giảm tình trạng viêm.

Thuốc giãn phế quản dạng tiêm

Liệu pháp thở oxy: sử dụng để nâng cao oxy trong máu, thông qua mặt nạ. Liệu pháp oxy có thể thực hiện ở bệnh viện hoặc tại nhà.

Thuốc giãn phế quản dạng uống

Thuốc giãn phế quản dạng uống là loại thuốc được dùng để điều trị các vấn đề hô hấp trong bệnh hen suyễn. Và các bệnh liên quan đến phổi khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Thuốc giúp giảm các triệu chứng như ho, khò khè và khó thở.

Có 2 nhóm thuốc giãn phế quản được phép kê đơn ở Anh. Đó là:

  1. Nhóm thuốc đồng vận beta-2 (salbutamol, bambuterol và terbutaline).
  2. Nhóm Methylxanthines (theophylline và aminophylline).

Các loại thuốc giãn phế quản thông dụng

Miếng dán giãn phế quản

Tolbupas 0.5mg là thuốc điều trị tình trạng tắc nghẽn đường thở, được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Với dạng miếng dán việc sử dụng rất là tiện lợi, nhanh chóng, đảm bảo hiệu quả giúp thông thoáng lại đường thở, nhanh chóng. Giảm ngay các triệu chứng khó thở đảm bảo an toàn nhất cho bệnh nhân, thuốc đang là một lựa chọn mà nhiều bệnh nhân đang ưu tiên sử dụng.

Thuốc giãn phế quản salbutamol

Ventolin nebules là dạng thuốc khí dung với hoạt chất chính là salbutamol hay còn gọi là albuterol được bác sĩ chỉ định điều trị trong nhiều trường hợp suy hô hấp ở người lớn và trẻ em.

Thuốc giãn phế quản Theophylin

Theophylin là thuốc giãn phế quản có hiệu lực trong hen và trước đây đã được coi là liệu pháp hàng đầu. Nhưng nay thuốc này đã bị đẩy xuống vị trí kém hơn nhiều, chủ yếu do lợi ích khiêm tốn mà thuốc đem lại, phạm vi điều trị hẹp và phải theo dõi nồng độ thuốc.

Thuốc giãn phế quản Solmux

Thành phần: Hoạt chất: Salbutamol 1mg, Carbocisteine 125mg. Tá dược: Agar, Carboxymethylcellulose Sodium, Sorbitol Solution, Glycerin, Sodium Benzoate, Sodium Hydroxide, FD&C Yellow # 6, Saccharin Sodium, Juicy Orange Flavour.

Công dụng: Điều trị triệu chứng ho có đàm thường đi kèm trong các bệnh đường hô hấp tắc nghẽn cấp tính và mãn tính như viêm phế quản cấp tính và mãn tính, hen phế quản và giãn

Nếu hay cho 5 sao post

Bài liên quan

Bài viết mới