Logo

Ăn uống làm sao để tránh sâu răng?

Răng miệng có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe con người. Sâu răng là môt bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi trong đó bao gồm cả người cao tuổi. Sâu răng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, gây đau đớn, ảnh hưởng đến thẩm mĩ và chi phí chữa trị tốn kém.

1. Không ăn nhiều đồ ngọt

Ăn uống làm sao để tránh sâu răng?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường có mỗi liên quan chặt chẽ đến việc gây ra sâu răng. Người dùng nhiều chất ngọt nguy cơ bị hỏng răng cao gấp 12 lần người ít dùng các thực phẩm này. Việc tiêu thụ đường là nhu cầu thiết yếu của cơ thể, tuy nhiên chỉ nên dùng một lượng đường thích hợp, cân bằng chế độ ăn với các thành phần khác, không nên sử dụng đường trước khi ngủ, lưu ý khi ăn xong phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Các loai thực phẩm như: mật ong, trái cây khô hoặc đóng hộp, nước ngọt, bánh, kẹo, mứt,…đều chứa hàm lượng đường cao, khi ăn dễ bị nhét vào các kẽ răng. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển và gây nên các bệnh lý về răng như: sâu răng, viêm lợi…

2. Không ăn các chất quá cay, nóng

Ăn uống làm sao để tránh sâu răng?

Do những chất này sẽ kích thích dễ gây sung huyết chân răng và phản ứng viêm loét chân răng.

3. Không ăn vặt nhiều lần trong ngày

Ăn uống làm sao để tránh sâu răng?

Khi ăn quà vặt, môi trường pH trong miệng giảm, độ acid tăng tạo điều kiện làm mòn men răng. Ăn vặt nhiều lần trong ngày khiến cho răng bạn luôn ngập trong acid, nguy cơ mòn men răng tăng cao, răng không còn được bảo vệ và dễ dàng bị các vi khuẩn tấn công. Thay vì ăn vặt nhiều lần trong ngày, bạn nên chỉ ăn vào một hoặc hai thời điểm nhất định, sau khi ăn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

4. Tăng cường một số thực phẩm giúp bảo vệ răng

– Môt số thực phẩm như cá, thịt, trứng,…có chứa nhiều chất đạm có tác dụng bảo vệ cho răng không bị sâu.

– Ăn nhiều các chất giàu calci, phospho như; sữa và các sản phẩm từ sữa, tôm, cá biển, các loại đậu, lạc,

– Cung cấp các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, K…Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các mô liên kết khỏe mạnh của xương mềm có trong lợi. Nó giữ cho lợi được khỏe mạnh và duy trì lượng nước bọt lưu thông trong miệng. Vitamin B tham gia hỗ trợ quá trình hấp thu calci, phospho trong cơ thể, ảnh hưởng đến độ vững chắc của răng, làm giảm viêm lợi và giữ cho các vết loét không lây lan. Vitamin C làm chắc lợi, tăng tính đề kháng đối với sự xâm nhập của vi khuẩn. Thiếu vitamin C có thể dẫn tới viêm và chảy máu chân răng. Các thực phẩm nên ăn để bổ sung các vitamin bao gồm: rau lá xanh, cà rốt, cam quýt, dưa hấu, sữa, trứng,…

– Chất xơ có trong rau xanh và hoa quả cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng miệng do có tác dụng làm sạch thức ăn thừa và đường bám ở bề mặt răng, có lợi cho tuần hoàn máu quanh răng và chân răng, giúp răng chắc khoẻ.

5. Chế độ ăn chứa lượng chất béo phù hợp

Ăn uống làm sao để tránh sâu răng?

Khi ăn các thực phẩm chứa chất béo sẽ tạo ra một lớp dầu mỏng che phủ bề mặt răng, hạn chế sự tiếp xúc của bề mặt răng với đường, thức ăn cũng bám vào răng ít hơn do đó hạn chế được tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, không phải ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo, dầu mỡ là sẽ không bị sâu răng. Thành phần chất béo trong bữa ăn hằng ngày nên cân đối và phù hợp với thể trạng cũng như những bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải.

6. Uống nước chứa Flour

Uống nước cứng, nước và nước trà có chứa flour. Trong nước cứng có chứa nhiều calci. Nhưng lượng flour trong nước không vượt quá 1mg/l vì sẽ làm vàng răng. Trong nước chè cũng có một lượng flour nhất định, uống chè thường xuyên cũng có tác dụng chống được sâu răng.

Để phòng ngừa sâu răng hiệu quả, ngoài những lưu ý trên, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng kem đánh răng chứa Flour, khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng để có phương pháp điều trị phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://suckhoe.24h.com.vn/sau-rang/dieu-tri-va-cham-soc

Nếu hay cho 5 sao post

Bài liên quan

Bài viết mới